NIỀM VUI THƯƠNG XÓT
TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT
21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót
Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình vào ngày 6-7/10/2016
Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày (18/9 - 8/10/2016) của Nhóm 20 TĐCTT kể như chấm dứt với chuyến viếng thăm và biếu tặng quà truyền giáo ở Giáo Họ Xẻo Tam thuộc Giáo Phận Long Xuyên sáng ngày Thứ Tư mùng 5/10/2016. Tuy nhiên, theo lịch trình của cả chuyến đi, chúng tôi, trước hết, từ khách sạn ở Cần Thơ (sau khi kính viếng đền Cha Trương Bửu Diệp ở Cà Mau) sẽ ghé về Vũng Tầu để tạ ơn LTXC và Mẹ Maria ở Tượng Đài Chúa Kitô Vua và ở Đức Mẹ Bãi Dâu, trọ ở trụ sở Dòng Xitô ở Vũng Tầu, hôm sau, trên đường về Sài Gòn, chúng tôi sẽ ghé thăm Dòng Đồng Công ở Thủ Đức, trước khi về khách sạn Rạng Đông Sài Gòn ngủ qua đêm sau bữa tối do chị Anna Cúc Bùi khoản đãi như chị đã có ý ngay từ đầu giống chị Lê Thị Linh trước đây.
Sau đây là những tấm hình lưu niệm những điểm đến cuối cùng của cuộc Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 của Nhóm TĐCTT: 1- Khách Sạn ở Cần Thơ; 2- Tượng Đài Chúa Kitô Vua; 3- Dòng Xitô Vũng Tầu; 4- Đức Mẹ Bãi Dâu; 5- Dòng Đồng Công Thủ Đức; và 6- Khách Sạn Rạng Đông
1- Khách Sạn ở Cần Thơ
Nhờ Anh Huỳnh An Khương là giám đốc hãng xe du khách của chúng tôi cũng quen biết với khách sạn đã book khách sạn này với giá rẻ, chỉ có 450 ngàn đồng VN, ngoài ra ban chuyên chở lại còn được free nữa. LTXC hình như muốn bù đắp cho nhóm một số đêm truyền giáo khốn khổ, như ở Mai Sơn GP Hưng Hóa nằm đất, hay ở Giáo Xứ Hòa Phú Giáo Phận Long Xuyên bị muỗi. Chúng tôi đã trích quĩ chi tiêu để trang trải cho tốn phí của khách sạn này, chứ không lấy thêm tiền túi của từng người như ở Trung Tâm Lavang Quảng Trị ủng hộ tùy nghi, hay ở Nhà Nghỉ Phương Hà Phong Nha Quảng Bình trước đó.
Dự lễ 5 giờ sáng ở Nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Cần Thơ cách khách sạn 10 phút đi bộ
2- Tượng Đài Chúa Kitô Vua
Đúng là LTXC luôn hiện diện và dẫn dắt chúng tôi từng ngày, từng biến cố một. Thật vậy, theo tính toàn từ đầu, chúng tôi tính hôm sau mới leo lên Tượng Đài Chúa Kitô Vua, nếu chiều hôm trước từ Cần Thơ về Vũng Tầu muộn. Không ngờ, chúng tôi lại về đến Vũng Tầu mới 2 giờ 30 chiều, nên dù trời mưa, chúng tôi cũng đồng thanh lên Tượng Đài này thay vì sáng hôm sau. Bởi trời mưa thì mát và dễ chịu để leo lên hơn, và để đề phòng hôm sau cũng mưa thì không đi được nữa. Không ngờ, sáng hôm sau, cho dù trời không mưa, nhưng sau khi leo lên Tượng Đài Đức Mẹ Bãi Dâu, chúng tôi chẳng những không còn giờ mà còn không còn sức để leo lên Tượng Đài Chúa Kitô Vua nữa. Khi đang leo lên Tượng Đài Chúa Kitô Vua, cho dù chúng tôi có nghe thấy rằng vì trời mưa không được phép leo lên tới hai cánh tay của tượng Chúa, chúng tôi vẫn cứ leo, vì lên tới chân tượng đài cũng đủ rồi, và dù có lên tới hai cánh tay của Tượng Chúa, ở bên dưới cũng chẳng chụp được những ai đứng ở trên đó gì hết.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có 12 người leo lên đó mà thôi. Và khi gần lên tới nơi, chúng tôi đã ghé vào một trạm nghỉ có các pho tượng về Bài Giảng Trên Núi, nơi chúng tôi ngắm được cả dung nhan Tượng Chúa Kitô Vua ở trên đỉnh Núi Tao Phùng này. Thế là 12 anh chị em chúng tôi đã ghé vào đó, đúng con số 12 tông đồ nghe bài Giảng Trên Núi của Chúa, để cử hành LTXC. Vì bấy giờ gần 3 giờ. Thật là ý nghĩa và lý thú.
3- Dòng Xitô Vũng Tầu
Dòng Xitô Vũng Tầu ở ngay bên trong và bên trên (về phía cánh trái, qua cổng riêng) khuôn viên Đức Mẹ Bãi Dâu. Một nơi ẩn khuất để phục vụ tĩnh tâm free (như Nhóm TĐCTT chủ trương), cả về chi phí ngủ nghỉ (một hay hai người một phòng) lẫn ăn uống và giảng huấn, với đầy những cảnh sắc thu hút giúp nâng tâm hồn lên. Chúng tôi được giàng cho 7 phòng có máy lạnh, còn lại có quạt máy. 2 trong 7 phòng có máy lạnh chúng tôi giành cho ban phục vụ chuyên chở, vẫn còn dư 1 phòng máy lạnh không có ai ngủ, vì muốn sống tinh thần truyền giáo, dù ở một nơi đầy đủ tiện nghi và sàn nhà sạch bóng hơn cả nhà thương, khiến khách đến cho dù được phép cứ đi giầy cũng cảm thấy rón rén làm sao ấy.
Tối hôm ấy phái đoàn của chúng tôi chỉ còn 17, vì 3 chị đã về nhà người thân ở Sài Gòn khi phái đoàn từ Cần Thơ đi Vũng Tầu ghé qua Sài Gòn, như Chị Trần Liên Hương và Chị Phan Thị Thanh, còn Chị Nguyễn Thu Bích (là người ngoài nhóm và cũng chưa phải Kitô hữu đầu tiên rời nhóm khi phái đoàn từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn lần đầu). Bù lại, có 3 chị bạn (2 chị của Chị Nguyễn Kim Ngọc và 1 của Chị Christine Mai) đến dùng bữa tối với nhóm, và chị Đào bạn của Chị Christine Mai (thường gọi là Mai Chinh) đóng góp một món ghẹ cho bữa tối và ở lại qua đêm với nhóm trong cùng phòng ngủ với chị Mai Chinh.
Trong email ngày mùng 2/10/2016, tức ngay sau ngày rời phái đoàn, Chị Bích, một người vợ góa có chồng Công giáo và vẫn hằng theo chồng đi lễ, nên chị đã khóc mấy ngày đầu khi dự lễ một mình với nhóm, cho đến khi chị thấy con mèo cô đơn một mình ở trên Đài Đức Mẹ ở Dòng mến Thánh Giá Hưng Hóa, đã viết cho chúng tôi đầy ắp kỷ niệm nơi chị như sau:
"Kính Anh Tĩnh và các anh chị em trong đoàn
"Như
thường lệ 4g sáng mình dậy để sửa soạn đi lễ nên em không ngủ được, giờ này
lễ cũng gần xong, các anh chị chắc sắp ăn sáng. Hôm qua phần vì đậu xe không hợp
pháp sợ cảnh sát phạt, phần vì cậu mợ em đang đợi nên em không có dịp nói vài
lời cùng các anh chị.
"Em cám ơn anh Tĩnh, cám ơn mọi người đã cho em cơ hội cộng tác vào việc làm
có ích này. Như em đã viết trên bài thảo để đăng trên Facebook...mặc dù mission
này và mission với YMCA lần trước của em khác nhau nhưng kết quả chung là chúng
mình cùng là con Thiên Chúa đang "góp gió thành bão" em mạn phép dịch là "gather
wind to make storm" để xoa dịu bớt phần nào sự đau thương của con Thiên Chúa.
Riêng em, em cám ơn tất cả mọi người đã cho em được làm "breeze" để góp thành
"wind" trong đoàn "wind" cùng làm thành bão của mình.
"Kính xin Chúa giúp bão TĐCTT của mình thổi mạnh".
Chúng tôi đã trọ đêm ở đây, sau bữa tối và còn lên xe đi dạo biển về đêm với nhau cho tới 9 giờ đêm mới về. Sáng hôm sau chúng tôi dâng lễ với các tu sĩ dòng Xitô, nơi nhà nguyện không có bàn quì mà chỉ có bàn đứng, ai cũng phải bỏ giầy dép ra và đứng lên trên bàn đứng ấy. Nhưng phía trên của các cha các thày Dòng Xitô, bàn đứng to bản hơn, khác với bàn đứng của giáo dân phía dưới. Có lẽ vì luật dòng (ngày xưa, không biết nay thế nào) đi chân không, nên quì xuống mà không có chỗ đỡ chân ở đằng sau thì lạnh chân hay chăng?
Phòng Ốc
Bữa Tối
Dạo Biển về Đêm
Nguyện Kinh Phụng Vụ và Dự Lễ Sáng
Cảnh sắc hữu tình
Từ trên sân thượng ngắm vừa đồi vừa biển vào lúc rạng đông sau lễ trước điểm tâm
Điểm tâm và thu dọn
Trong phòng kỷ vật
ngôi nhà ở cuối dốc này cũng của Dòng Xitô để phục vụ nghỉ ngơi cho khách hành hương đến kính viếng Đức Mẹ Bãi Dâu
4- Đức Mẹ Bãi Dâu
Chúng tôi xuống đồi từ Dòng Xitô Vũng Tầu, qua một con đường dốc, xuống bãi đậu xe của Trung Tâm Thánh Mẫu Bãi Dâu. Sau đó chúng tôi vào nguyện đường viếng Thánh Thể. Rồi bắt đầu leo đồi lên tận Tượng Đài Đức Mẹ Bãi Dâu. Ở trên Tượng Đài Đức Mẹ Bãi Dâu, chúng tôi đã dâng ngày sống cho Mẹ, hát hiệu ca TĐCTT và giơ tay hô vang "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!". Và từ đó chúng tôi đã xuống bằng một ngõ khác, vòng vo hơn, nhưng lại là ngõ có 14 Đàng Thánh Giá.
Quay lên tượng Mẹ để dâng ngày cho Mẹ
Hướng ra biển thế gian để hát hiệu ca TĐCTT
Vì Đường Thánh Giá được kết thúc trên đồi Canvê mà chặng cuối cùng ở trên và chặng đầu tiên ở dưới
Ở gần parking xe, và ở bên trái phía lên đồi của Dòng Xitô, có một nhà nguyện nhỏ Chầu Thánh Thể 24 tiếng
5- Dòng Đồng Công Thủ Đức
Rời Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, chúng tôi trực chỉ Thủ Đức, ghé viếng thăm trụ sở chính của nhà dòng, một dòng Việt Nam đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, một dòng được Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ có ơn soi động sáng lập từ đầu thập niên 1940 ở ngoài Bắc để cho người Việt Nam nên thánh như Tây phương cũng như để truyền giáo cho Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung.
Dòng Đồng Công cũng là xuất xứ tu trì của tôi, nơi tôi đã sống 18 năm 2 tháng, nhờ đó tôi đã được huấn thánh trực tiếp từ Đấng Sáng Lập rất khả kính và yêu dấu của tôi, và nhờ vốn liếng thiêng liêng bất khả thiếu ấy tôi mới có thể hăng say với hoạt động tông đồ giáo dân của tôi cho tới ngày nay từ cuối thập niên 1980, nhất là với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương của tôi.
Bởi thế, theo lịch trình được phác họa và đồng ý trước, tôi đã dẫn anh chị em TĐCTT của tôi về thăm nơi tôi tu thân trước đây, để cùng với tôi tạ ơn nhà dòng nói chung và Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ nói riêng, vị linh hướng duy nhất và trên hết của tôi mà tôi được hân hạnh gặp ngài ngày Thứ Sáu 7/7/2006, 10 năm trước, khi ngài được 100 tuổi, trước khi ngài qua đi vào ngày 21/6/2007, ngày đúng 43 năm trước tôi vào tu dòng Đồng Công.
Không ngờ cũng vào Thứ Sáu và cũng ngày mùng 7 trong tháng, một trùng hợp trước đây nhưng chỉ khác tháng, tôi lại được, cùng với cả phái đoàn, theo quan phòng thần linh, qua việc dẫn đường của vị tu sĩ cùng tu một năm (1964), cùng học một lớp (đệ tứ) và cùng khấn một đợt (1967) là Thày Nghiêm, trước hết dẫn đến thăm một ngài đầu tiên, sau đó mới về Nhà Bác Ái ăn trưa, được phục vụ bởi Cha Khải là vị linh mục lo về xã hội của dòng, nơi hằng ngày phục vụ cho khoảng 200 người ăn trưa, và sau hết chúng tôi được chính linh mục cố vấn 3 đặc trách về truyền giáo của dòng là Cha Vũ Kim Ngân dẫn tham quan những chỗ làm việc bác ái từ thiện của nhà dòng và về tham quan chính nội cung của trụ sở chính nhà dòng hiện nay, với sự tiếp đón và hướng dẫn của .
Viếng Mộ Cha Trần Đình Thủ
Em Tâm Phương xin cám ơn Anh đã hết tình huấn thánh em một thời...
Em nguyện theo đuổi Lý Tưởng Thánh Đồng Công của Anh và với Anh như một chút muối đất men bột... giữa đời.
Xin Anh tiếp tục đồng hành với em bằng lời chuyển cầu thần thế của anh trong LTXC vô biên. Amen!
Mộ Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ với cả một bức tường đằng sau đầy những bảng tri ân cảm tạ
Mộ Cha Minh Đăng, vị linh mục bị tai nạn chết mất cả trái tim, trên đường đi giảng phòng cho các nữ tu về, một ngôi mộ đầy những bảng tri ân cảm tạ
Bữa Trưa ở Nhà Bác Ái
Trong email ngày 30/9/2016, chính Cha Vũ Kim Ngân, CMC, đã tha thiết mời phái đoàn TĐCTT ghé thăm nhà dòng và dùng bữa tối (nhưng chúng tôi đã báo lại qua điện thoại khi chính Cha Ngân còn gọi cho tôi và xin ngài cho chúng tôi bữa trưa thay bữa tối) như thế này:
"Được biết phái đoàn TĐCTT đã tới viếng thăm các giáo điểm truyền giáo của
Nhà Dòng ở ngoài Bắc Ninh, và đang trên đường vô Nam. Theo chương trình, phái
đoàn sẽ ghé thăm Dòng vào chiều hôm trước ngày lên đường trở về Mỹ. Anh em tu sĩ
Đồng Công rất hân hạnh được tiếp đón phái đoàn và để phái đoàn có thời giờ đi
thăm Saigon về đêm trong tối cuối cùng ở VN, Nhà Dòng xin mời phải dùng cơm
chiều tại Nhà Dòng. Nếu đã có hẹn nơi nào xin cancel nơi đó nghe.
Thày Nghiệp được lệnh lái xe gắn máy hướng dẫn xe du khách của chúng tôi từ ngoài Thủ Đức vào tận nhà dòng, rồi từ nghĩa trang đến Nhà Bác Ái...
Sau bữa trưa, Cha Ngân chụp với nhóm anh em thân hữu Đồng Công ở Việt Nam cùng lớp khấn với tôi sau 41 năm xa cách chưa hề gặp lại;
sau đó cả nhóm TĐCTT chúng tôi chụp chung với Cha Ngân và Cha Khải, đại diện nhà dòng.
Những chỗ làm việc bác ái từ thiện của nhà dòng
Trong khu vực nghĩa trang của nhà dòng, gần cổng ra vào, có một ngôi nhà để phát thuốc miễn phí cho dân chúng địa phương.
Ngôi nhà này, ở phía đằng sau cũng được thiết lập một bộ máy lọc nước cho dân chúng nhất là người nghèo đến lấy miễn phí tùy nhu cầu.
Tham Quan Nội Cung Nhà Dòng
Ở trên xe du khách chở chúng tôi từ nghĩa trang về chính trụ sở của dòng, Cha Ngân đã vừa kể vừa chỉ cho phái đoàn nghe chuyện đất đai của nhà dòng trước 1975 rộng lớn thế nào (bao gồm 1- trụ sở chính của dòng khi mới di cư vào nam, 2- đệ tử viện, 3- nhà hưu dưỡng các cha, 4- trường trung tiểu học nội trú và bán trú Đồng Công kèm theo sân banh túc cầu rộng lớn, 5- dẫy nhà ngói 30 gian gần nghĩa trang, hiện nay đã được chính phủ trưng dụng làm bệnh viện tâm thần, nơi nhà dòng vẫn đến thăm viếng và tặng quà bệnh nhân hằng tháng, và trại chăn nuôi gà Thiện Chí v.v.), một khu vực sinh sống và hoạt động bao quát và rộng lớn như thế, giờ đây chỉ còn vỏn vẹn khoảng 1-2 phần 10, tức là ngoài nghĩa trang thì còn một chỗ duy nhất đó là khu Nhà Cá cũ (cũng là nơi phát hành Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ xưa), nay trở thành nơi trú ngụ cho trên 500 anh em dòng, (bằng cách lấp đi các ao cá ngày xưa), với đủ mọi phòng ốc sinh hoạt tu trì.
Chưa kể đến các nơi khác của dòng ở Việt Nam cũng không còn, như ở Qui Nhơn Bình Định có Trường Trung Học Toàn Mỹ ở Mỹ Chánh và Trường Đồng Công Nhà Đá, cùng với ba trụ sở của dòng, một ở Qui Đức, hai ở Quận Phù Mỹ, ba ở Nhà Đá Dốc Truông, quê hương của Cha Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Linh Hướng Nhóm TĐCTT. Ngoài ra còn Đà Lạt và Di Linh, như Cư Xá Sinh Viên Rạng Đông (Đà Lạt) và Đồn Điền Thiên Mẫu (ở Di Linh). Chưa kể đến ở Phan Rí có Trường Trung Tiểu Học Đồng Công Lương Sơn, hay ở Lái Thiêu có trụ sở tĩnh tâm mát mẻ của dòng v.v.
Nơi nguyện đường này, cũng như ở các nơi khác, anh em tu sĩ Đồng Công vào giờ Kinh Trưa, đều đọc Kinh Tuần Bảy kính Đức Mẹ hằng ngày cùng với Kinh Cầu cho Đức Thánh Cha do chính vị sáng lập soạn dọn, hai kinh này Nhóm TĐCTT hôm ấy đã được nghe đọc ở đây, cũng là 2 kinh Nhóm TĐCTT vẫn đọc hằng ngày mỗi khi cử hành LTXC bằng chuỗi Kinh Thương Xót. Việc đọc 2 kinh này trong Nhóm TĐCTT cũng là một chút di sản Đồng Công được truyền từ nhà dòng qua tôi tới Nhóm TĐCTT vậy.
Hai vị linh mục đã về hưu nhưng có liên quan đến đời tu của tôi, đó là Cha Phạm Tiến Đức (hình trên), vị linh mục phó giáo tập của tôi năm 1966-1967 ở Nhà Đá Qui Nhơn, và Cha Nguyễn Đức Kiên (Thiệp), vị linh mục đã đổi tên đời của tôi từ cao tấn tĩnh thành cao tấn phương mà tôi vẫn được gọi là tâm phương.
Cha Ngân đã tặng cho phái đoàn hai thứ tràng hạt gỗ 10 và 50 hạt (ai lấy bao nhiêu cũng được) cùng với một hộp sâm linh chi cho từng người.
Trái lại, chúng tôi cũng biếu tặng nhà dòng một số tiền $1,500.00 để lo việc bác ái cứu trợ của dòng ở Thủ Đức.
Chưa hết, thông cảm với nhà dòng, một bao thư "gần 800 Mỹ kim", như người trao cho tôi nói, của anh chị em tự động quyên góp, để tôi đưa thêm cho cha.
Phòng kỷ vật không phải chỉ ở lầu hai mà còn ở cả trên lầu ba nữa.
Sau khi ghé qua phòng kỷ vật của dòng mua những đồ vật kỷ niệm, kể cả sâm linh chi, phái đoàn tạ từ dòng và Cha Ngân lên tận xe để ban phép lành bình an cho nữa.
Trong email hồi âm ngày 11/10/2016 cho email tri ân cảm tạ của tôi, Cha Vũ Kim Ngân, cố vấn 3 về truyền giáo của dòng, đã đại diện nhà dòng nói chung và các khu vực truyền giáo của dòng nói riêng, cám ơn chúng tôi như sau:
"Chính chúng em phải cám ơn Anh và phái đoàn TĐCTT mới đúng. Khi Anh và quí
anh chị em nghĩ đến và tới thăm các giáo điểm truyền giáo của Nhà Dòng, ngoài
việc ủng hộ các nơi một số tiền lớn, đã khích lệ, thúc đẩy chúng em can đảm dấn
thân trong cánh đồng truyền giáo…
"Chúng em xin chân thành cám ơn Anh và phái đoàn TĐCTT đã dành thời giờ,
tiền bạc đến viếng thăm các giáo điểm Đồng Công, nguyện xin Chúa, Đức Mẹ và Cha
Thánh Giuse trả công bội hậu cho Anh, phái đoàn và toàn thể hội TĐCTT, ban cho
từng hội viên hằng ngày cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót và trở nên chứng
nhân của Chúa Tình Thương giữ xã hội hôm nay".
6- Khách Sạn Rạng Đông
Chúng tôi mất nửa tiếng từ Thủ Đức về tới Sài Gòn, cho dù vào giờ cao điểm kẹt xe. Chúng tôi đã tới Khách Sạn Rạng Đông, được Chị Anna Cúc trong nhóm đang ở Sài Gòn thuê hộ. Chúng tôi đã bỏ đồ xuống xe. Một số anh chị đã không ở lại khách sạn, như Chị Mai Chinh, Chị Lê Thị Linh, Anh Trần Định, Chị Trần Xuân Hường là những người về nhà thân nhân ở. Số còn lại ở cùng khách sạn này bao gồm Chị Lưu Ngọc Trinh, Phạm Ngọc Anh, Chị Khổng Thị Hoàng, Chị Ngô Thị Khang (Ninh), và em là 5 người về Mỹ ngày hôm sau (cùng với Chị Trần Liên Hương và Chị Mai Chinh sẽ tự đến phi trường Tân Sơn Nhất từ nhà thân nhân), và Chị Văn Thị Nguyệt, Chị Văn Thị Lan, Chị Tống Thanh Liên, Chị Nguyễn Tâm Huệ là 4 chị còn ở lại tới giữa Thàng 10 mới về Mỹ, cùng với ban phục vụ chuyên chở 4 người.
Chúng tôi đã bỏ hết đồ tùy thân và mua sắm xuống khỏi xe để đưa vào khách sạn. Trong khi quí anh chị chờ taxi về nhà thân nhân thì những ai ở khách sạn cùng nhau và gioúp nhau vừa coi đồ ngổn ngang đầy tràn ở lề đường vừa mang vào bên trong khách sạn. Vừa mang hết đồ vào bên trong khách sạn một chút thì trời đổ mưa tầm tã. Nếu không kịp thì các thứ đồ của anh chị em ướt hết sạch rồi. Đúng là LTXC theo dõi và chăm lo cho nhóm cho tới giây phút cuối cùng. Trong chuyến đi cũng thế, vì muốn chiều ý muốn đi chơi chợ nổi ở Cần Thơ của nhóm mà mưa đã ngưng khi phái đoàn trên đường từ một trạm nghỉ ở Vĩnh Long cách cần Thơ nửa tiếng. Ngày đi thăm viếng và biếu tặng quà truyền giáo đầu tiên ở Giáo Xứ Hòa Phú huyện Giồng Riềng cũng vậy. Đang điểm tâm thì mưa, nhưng đến giờ mang quà xuống thuyền để đi biếu tặng thì tạnh mưa. Trước bữa trưa cùng ngày, vừa tặng quà tại chính khuôn viên giáo xứ xong thì trời mưa trong khi anh chị em ăn trưa.
Riêng tôi, tôi trở lại chiếc xe chở chúng tôi để thu đồ vào một thùng lớn để gửi máy bay. Vì tôi không muốn mang vào khách sạn rồi lại phải mang ra vừa cồng kềnh vừa mất công. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là làm sao có thể sang qua đường ở Việt Nam, còn khó hơn cả ở New York nữa. Bấy giờ trời lại đang mửa ướt át và trơn trượt. Thế mà các thứ xe gắn máy cứ leo lên lề đường, sát với hông xe chở chúng tôi đậu bên kia đường để đi cho nhanh. Tôi đừng nép vào thành xe và không biết làm sao để có thể an toàn sang qua đường vì gần tới giờ đi ăn tối với các chị rồi. Cuối cùng tôi đành đánh liều vừa hiên ngang vừa rụt rè thận trọng "xuống đường" bước đi giữa các xe gắn máy như ruồi bu chung quanh tôi bấy giờ... cho tới khi sang được bên kia đường. Đúng là phải có bằng sang qua đường ở Việt Nam mới thật sự là an toàn...
Tối hôm Thứ Sáu mùng 7/10 ấy, sau khi thu dọn đồ đạc về Mỹ hay ở lại thêm và đã tắm rửa rồi, chúng tôi đã gọi taxi đi ăn tối ở một nhà hàng gần khách sạn (mà nếu trời không mưa đi bộ cũng được), do Chị Anna Cúc (cùng với chồng mà một số chúng tôi đi chung xe hơi với anh) khoản đãi. Rất tiếc hôm đó chúng tôi không mang theo nửa chai rượu nho còn lại được cất ở trong tủ lạnh trên xe (và do đó quên tuốt luôn) để uống trong bữa tối cuối cùng của chúng tôi ở Việt Nam. Về lại khách sạn, chúng tôi đã ăn chè với nhau, và Chị Anna Cúc bấy giờ tuyên bố với chúng tôi rằng chị trả tiền khách sạn cho chúng tôi, thay vì chúng tôi đã có sẵn tiền còn trong quĩ chi tiêu đủ để trang trải cho 5 phòng nữ và 3 phòng nam (bao gồm cả ban phục vụ chuyên chở 4 người). Sáng hôm sau, điểm tâm xong, chúng tôi đã lên đường ra phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc nhân viên phụ trách ở quầy vé máy bay chưa tới giờ làm việc...
bữa tối ở nhà hàng và bữa chè tại khách sạn
bữa điểm tâm cuối cùng
kẻ ở người đi, người về trước người về sau bùi ngùi chia tay hẹn tái ngộ
Xin Xem Tiếp
1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt
2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016
3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016
4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016
5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn
6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016
8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016
10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016
11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016
12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016
14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình 6-7/10/2016
15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus
16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay
17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự
18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai