NIỀM VUI THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT

21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016

 

TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Giáo Phận Kontum: Vùng "Trắng" Truyền Giáo và Dòng Nữ Thánh Phaolô Pleiku

 

Giáo Phận Kontum

Đầu năm 1842, Giám mục Tông tòa Đàng Trong Etienne Théodore Cuénot (tên Việt: Thể) đã cử 2 linh mục J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy giảng Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên để khai cuộc truyền giáo. Tuy nhiên, chuyến đi đầu tiên này không thành công, vì vậy liên tiếp trong những năm 1842-1846, Giám mục Cuénoi Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và giáo dân tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng việc đều không thành.

Năm 1848, Tự Đức lên ngôi và ban hành chỉ dụ cấm đoán Công giáo. Một nhà truyền giáo trẻ người Việt là Nguyễn Do đã tìm cách mở đường lên vùng Bắc Tây Nguyên lánh nạn. Ông tìm thấy một thung lũng khá rộng, đất đai phì nhiêu nằm trên sông Dak Bla có thể định cư sinh sống, thời bấy giờ vẫn còn rất hoang sơ với cư dân thưa thớt và hầu như không có bóng dáng người Kinh. Hai năm sau đó, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt, cùng nhiều tín đồ, phần đông là người tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, đã lánh nạn lên đây sinh sống, định cư, lập thành làng Gò Mít, nay là khu Tân Hương, trung tâm thành phố Kontum. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên của vùng Tây Nguyên được đặt ở vùng Kontum ngày nay: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes phụ trách, truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisboure phụ trách, truyền giáo bộ tộc Sêđăng).

Năm 1898, thực dân Pháp lập tòa đại lý hành chính ở nơi đây và trực thuộc Tòa Khâm sứ Quy Nhơn, giao cho linh mục thừa sai P. Viallenton Truyền cai quản. Năm 1907, tòa đại lý đổi thành tòa công sứ Lúc đó tỉnh Kontum bao gồm hai tỉnh Pleiku và Đắk Lắk. Đắk Lắk tách rời khỏi Kontum vào năm 1923, rồi tỉnh Pleiku cũng tách ra vào năm 1929. Ngày 14 tháng 1 năm 1932, Piô XI quyết định thành lập Giáo phận Kon Tum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào, phong Linh mục M. Jannin Phước làm Giám mục hiệu tòa Gadara và bổ nhiệm ông làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Kontum.

Ngày 22 tháng 6 năm 1967, Giáo hoàng Phaolô VI ra Sắc chỉ Qui Dei Benignitate, tách tỉnh Đăklăk thuộc Giáo phận Kontum, hợp với các tỉnh Quảng Đức và Phước Long (từng thuộc các giáo phận Ðà Lạt, để thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột. Từ đó, Giáo phận Kontum ổn định địa giới cho đến ngày nay.

Giáo phận Kon Tum (tiếng Latin: Dioecesis Kontumensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Đây là giáo phận Công giáo lâu đời nhất ở vùng Tây Nguyên. Tính đến năm 2013, địa giới giáo phận rộng 25.728 km², có 94 giáo xứ, 103 linh mục, số giáo dân là 291.063 (chiếm khoảng 16,4% dân số) Địa giới giáo phận tương ứng chủ yếu với các tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Dân cư cũng như tín đồ chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai...

Đương kim giám mục là Aloisiô Nguyễn Hùng Vị cai quản giáo phận từ năm 2015.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ph%E1%BA%ADn_Kon_Tum

- Giáo phận Kontum là một trong những giáo phận nghèo nhất Việt Nam, có ít nhân lực nhất, và tuổi trung bình của các Linh Mục cao nhất: 60 tuổi. Các vị trên 80 tuổi vẫn phải làm việc vì không có người thay thế.

- Kontum cũng là giáo phận có nhiều sắc tộc nghèo nhất, nhiều người phong cùi nhất, và gặp nhiều khó khăn nhất trên mọi bình diện. Từ xưa tới nay, Giáo Hội đã lo lắng rất nhiều đến việc thăng tiến an sinh cho họ. Các sắc tộc nhỏ bé trong số hơn 20 sắc tộc rất cần sự giúp đỡ của chúng ta để đời sống của họ bớt nghèo đói hơn.

- Giáo phận Kontum gồm hai Giáo Hạt: Kontum và Gia lai. Giáo phận gồm hai tỉnh Gialai và Kontum. Thị xã Kontum thuộc Tỉnh Kontum và Thành phố Pleiku, thuộc Tỉnh Gialai.

- Diện Tích: -10,044.084 dặm vuông hay là 25110.21 cây số vuông (tính đến 31.12.2007)

- Dân Số: -1,584,116 người (Thống kê: 2007)

- Công Giáo: -243,751 người (Thống kê: 2007)

                      - Kinh: -85,523 người (Thống kê: 2007)

                      - Dân tộc: -158,228 người. (Thống kê: 2007)

- Nhân Lực Giáo Hội:   -  0003 Giám Mục (2 vị hưu dưỡng)

                                     -  0070 Linh Mục.

                                     -  0347 Tu sĩ nam nữ.

                                     -  0105 Chủng Sinh.

                                     - 1512 Yao Phu (giáo lý viên người Dân Tộc).

http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-Viet-Gioi-Thieu

Trên đường từ Trung Tâm Lavang về Qui Nhơn Thứ Sáu 28/9/2016

Rời Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, chúng tôi trực chỉ Qui Nhơn, bỏ dự tính ghé một vòng tham quan thành phố Huế, vì muốn tránh trời tối mới về tới Qui Nhơn, vừa mệt người vừa nguy hiểm cho xe. Trên xe, theo thưòng lệ, chúng tôi vẫn có những giờ thiêng liêng chung, cứ 3 tiếng một: 9 giờ sáng lần hạt 50 Kinh Mân Côi sau đó chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa trong ngày, 12 giờ trưa Nguyện Kinh Truyền Tin, và 3 giờ chiều cử hành LTXC bằng Chuỗi Thương Xót.

Ngoài ra, anh chị em sinh hoạt vui tươi đến vui nhộn với nhau trên xe bằng những chuyện cười, tâm sự hay phỏng vấn hoặc thông báo v.v. Cũng có những giây phút tự nhiên im lặng hẳn lên, chẳng ai nói với ai nữa, đa số thiếp vào giấc ngủ, nhất là sau Kinh Mân Côi ban sáng và sau bữa trưa. Bữa trưa trên xe từ Lavang về Qui Nhơn chúng tôi đã chia sẻ cho nhau những gì mình có và lần này chúng tôi còn uống cả rượu nho của các sơ MTG Vinh cho nữa.

Mà một khi ăn uống vào như kiểu input thì không thể nào thoát được nhu cầu bất khả thiếu và bất khả kháng là output vệ sinh dọc đường. Nhất là trên xe mở máy lạnh suốt. Bởi thế, cứ 2-3 tiếng đồng hồ một lần xe cần dừng lại tại một trạm xăng (ở Miền Bắc và Miền Trung) hay tại một Trạm Nghỉ (ở Miền Nam) nào đó để chẳng những người được "xả nước cứu thân" (thay vì "xả thân cứu nước") mà còn đôi khi cho cả xe đổ xăng nữa. Và nếu ở ngay chỗ dừng chân ấy có bánh trái hay giải khát có vẻ an toàn và hấp dẫn, nhất là có nước dừa tươi còn nguyên trái chưa bổ ra, thì anh chị em trong phái đoàn không thể nào không thưởng thức trước khi lên xe.

Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu trong cuộc hành trình nói chung, từ Trung Tâm Lavang Quảng Trị đến Qui Nhơn:

 

Từ Phù Mỹ Qui Nhơn đến Đắc-pơ Kontum Thứ Bảy 29/9/2016

Chúng tôi không thể đi thẳng một mạch từ Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang về Kontum trong cùng một ngày, vì đường xá xa xôi và vì sức khỏe của cả phái đoàn nhất là của ban chuyên chở, nên theo lịch trình chúng tôi phải ghé trọ đêm ở Qui Nhơn. Ban đầu thì chúng tôi tính ghé trọ đêm ở trụ sở chính của Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương do Cha Phạm Ngọc Tuấn là vị linh mục Tổng Linh Hướng của Nhóm TĐCTT chúng tôi thành lập ở Giáo Phận Qui Nhơn cách đây 3-4 năm.

Thế nhưng, vì trụ sở chính của dòng nữ này ở Chủng Viện Làng Sông Qui Nhơn không thể tới được bằng xe lớn 45 chỗ của chúng tôi, vì đường lầy lội gây ra bởi công trình xây cất đường cao tốc đang được thực hiện gần nhà dòng, chúng tôi đã ghé Phù Mỹ, gần hơn được 60 cây số, nơi có mấy sơ của Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương này đang phục vụ ở Giáo Xứ Phù Mỹ, cũng là nơi, như sơ Kim của dòng phụ trách ở đây cho biết, có đủ chỗ ngủ và phục vụ ăn uống cho phái đoàn.

Bởi thế chúng tôi đã đến đây ăn cơm tối, ngủ đêm, dự lễ sáng và điểm tâm xong rồi tiếp tục hành trình đến Kontum. Sau đây là một số hình ảnh lưu niệm nơi dừng chân truyền giáo của chúng tôi tại Giáo Xứ Phù Mỹ Qui Nhơn Bình Định:

 

Một bao thư 300 Mỹ kim đa tạ Sơ Kim, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương đang phục vụ ở Giáo Xứ Phù Mỹ

và 1 bao thư 200 Mỹ kim đa tạ 2 vị linh mục chánh xứ và phó xứ Phù Mỹ.

Dâng ngày sống cho Mẹ Maria như thường lệ mỗi ngày trước khi lên xe tiếp tục cuộc hành trình

 

Vùng "Trắng" Kontum:

Qua vị linh mục thừa sai ở đây khi liên lạc với ngài để tìm hiểu tình hình truyền giáo, đối tượng truyền giáo, nhu cầu truyền giáo v.v., chúng tôi đã được biết, qua 2 emails, ngày 8/7/2016 và ngày 12/9/2016, như sau:

"Một địa điểm của Giáo phận được mệnh danh là 'VÙNG TRẮNG' có nghĩa là không 'TÔN GIÁO' thuộc huyện Đắc pơ, Tỉnh Gia Lai.

"Bước đầu chỉ là hiện diện, chia sẻ cuộc sống với đồng bào dân tộc thiểu số sắc tộc Bahnar sống rải rác ở khu vực này. 

"Ngày nay anh em dân tộc thiểu số đã mất đi  nhiều (nếu không nói là bị bóc lột tận cùng: nhân phẩm; tài sản; kế sinh nhai; quyền lợi.....): Rừng không còn nên môi trường sống cũng bị huỷ hoại, đất đai bị chiếm đoạt nên kế sinh nhai cũng không còn; người già không được chăm sóc; trẻ em thiếu điều kiện sống......Quanh năm chỉ sống với 'mì và mía' là những sản phẩm vốn dĩ  tầm thường và có rất ít giá trị.

"Những điều kiện sống tốt, có công việc làm, người già được quan tâm, trẻ em được sống trong môi trường vệ sinh và nhất là có điều kiện học hành..... là điều bà con dân tộc cần hơn cả; Đầu tư cho môi trường; kế sinh nhai; học vấn; vệ sinh.....chính là những kế hoạch thiết thực và một sự đầu tư hiệu quả nhất cho cuộc sống của anh em đồng bào thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và vùng (này) nói riêng. Nhưng lại cần một kế hoạch lâu dài và cần nhiều sự đóng góp.

"Đó là chưa nói đến những 'khó khăn' trong việc 'chia sẻ Niềm vui Tin Mừng' cho anh chị em đồng bào thiểu số!!!"

"Xin các anh chị đến trong ngày 29.9. Nhưng thay vì thăm 3 điểm tại như đã hoạch định, thì xin các anh chị thăm 2 điểm nhỏ. Một điểm thăm viếng và chia sẻ quà như sự hiện diện của 'Lòng Chúa xót thương', và một điểm nhỏ hơn  thăm, chia sẻ và ăn trưa với anh chị em tại điểm đó".

Chính vì tình hình không dễ dàng như vậy, tương đương (hơn kém) với ở Giáo Phận Bắc Ninh, phái đoàn TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 mới có được những giây phút trải qua như ở trong phim/truyện trinh thám. Hôm đó, từ Qui Nhơn, đúng hơn từ Phù Mỹ Bình Định Qui Nhơn, nơi chúng tôi trọ qua đêm, hay đúng hơn nữa từ Nhà Đá cách Phù Mỹ 6 cây số trên đường về Qui Nhơn, nơi chúng tôi không thể không ghé thăm một di tích lịch sử là ngôi nhà thờ cổ bị tàn phá cách đây trên 40 năm vẫn còn y nguyên như thế, một tàn tích hình như duy nhất trên quê hương đất nước Việt Nam cho thấy một tình trạng quốc biến kinh hoàng xẩy ra vào năm 1975 (xin xem phần qu6 hương đất nước), chúng tôi tiến sang Miền Tây Nguyên Trung Việt... trước hết là Kontum.

Chuyến xe của chúng tôi bấy giờ đang tiến sang Kontum đấy, nhưng hầu như chẳng có điểm đến nhất định. Bởi vì, chính tôi là người liên lạc với vị linh mục thừa sai ở đây mà cũng chưa hế biết mặt ngài và chẳng biết ngài ở đâu cho dù tôi đã xin địa chỉ của ngài để mà đến. Vào ngày 26/9/2016, khi chúng tôi đang ở Phong Nha thì nhận được email của ngài hỏi thăm như thế này: "Cuộc hành trình truyền giáo của đoàn mình thế nào rồi anh? Muốn liên lạc với anh qua điện thoại để thống nhất về địa điểm đón quí anh chị cho 'an toàn'"

Bởi thế, sau khi được chúng tôi liên lạc với ngài bằng điện thoại, vị linh mục thừa sai ở Vùng Trắng Kontum rất tinh khôn biến báo như một thứ điệp viên không không biết (000 tức điệp viên 3 không)này đã sử dụng điện thoại để hướng dẫn chuyến xe của chúng tôi một cách từ từ, từng chặng đường một: đã đến chỗ này chưa, nếu chưa thì cứ đi, bao giờ đến thì gọi, đã đến rồi thì đi tiếp đến chỗ kia... đến chỗ kia rồi thì đi tiếp đến chỗ nọ... cứ thế... cho tới khi chúng tôi nghe thấy ngài nói: "đã thấy xe rồi" (như chúng tôi đã báo cho ngài biết hình thù và bảng số xe của chúng tôi) mà chúng tôi chẳng thấy ngài đâu! Tôi đang chợt nghĩ chuyến xe đang bị dẫn vào một sào huyệt bí mật nào đây... thì thấy có mấy người đứng ở bên lề đường giơ tay vẫy vẫy!

Tới nơi, ngài cho chúng tôi biết tình hình mới xẩy ra 2 tiếng trước đó ở ngay chỗ ngài đang đứng gặp phái đoàn. Sau đó ngài chia chúng tôi ra làm 3 toán nhỏ, 5 người theo người hướng dẫn vào một buôn làng của những người anh chị em dân tộc ở bên kia đường gần đó (có tôi cùng với 3 chị ở TX và 1 chị ở CA theo 2 hướng dẫn viên), 10 người vào một làng khác bên này đường cũng gần đó (theo 2 vị hướng dẫn viên khác cùng với cả chiếc xe du khách của chúng tôi), còn 5 người nữa đi theo ngài (3 ở trên xe hơi với ngài còn 2 theo xe ôm) đến một làng khác là nơi an toàn hôm ấy tặng quà (còn hai làng cũng được phân chia đi thăm hôm ấy sẽ nhận quà sau vào lúc nào an toàn).

Cuối cùng chúng tôi đã qui tụ lại một chỗ để ăn trưa và sinh hoạt với anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số, nơi ngài vẫn dâng lễ cho họ ở trước cửa một ngôi nhà và cũng là nơi các em ấu nhi cùng thiếu nhi nằm bò trên đất để học giáo lý và cộng đoàn cùng nhau ăn uống.

Nếu ở Giáo Phận Bắc Ninh, phái đoàn TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 chúng tôi, vì tình hình không cho phép, chỉ được đến thăm hai nhà thờ (Văn Thạch và Đại Điền) chưa chưa được đến thăm lương dân hay giáo dân nghèo khổ ở đó, nếu ở Giáo Phận Hưng Hóa chúng tôi đã được gặp trực tiếp (ở Phù Yên và Mai Sơn) những người anh chị em dân tộc thiểu số nhưng không gặp được hết mà chỉ gặp được một số đại diện đến lĩnh quà tặng của chúng tôi, và nếu ở Trung Tâm Lavang Quảng Trị TGP Huế, chúng tôi đã được trực tiếp gặp tất cả anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng chưa phải ở chính nơi họ ở và sinh hoạt là Khe Sanh, thì ở Kontum, lần đầu tiên chúng tôi được đến tận nhà của họ và được sinh hoạt chung với họ, không phải kiểu sinh hoạt ở Trung Tâm Lavang do chúng tôi điều hợp, mà là sinh hoạt do họ chủ động, bao gồm một bữa trưa do họ khoản đãi chúng tôi và trình diễn các tiết mục ca múa dân tộc.

Với tinh thần truyền giáo không ngờ thật là cao độ của mình được LTXC ban cho từng người ngay lúc bấy giờ, bất chấp những lời khuyên thận trọng từ những người mới về VN trước ở những nơi truyền giáo như thế này căn dặn cần phải đề phòng này nọ, chúng tôi ai nấy cũng đã thật sự và hết sức hòa đồng với họ: nhào vô vui vẻ ăn uống chính những gì họ khoản đãi, không hề sợ hãi hay ngại ngùng hoặc gượng ép một chút nào, cho dù là ăn cơm ống nứa của họ, ăn cháo họ nấu, ăn bún xì dầu, ăn gà leo núi (dai hơn gà đi bộ) nướng banh thây, ăn muối trứng kiến và uống rượu cần của họ. Riêng món gà họ làm để đãi chúng tôi chứ chính họ không được ăn. Nhưng chúng tôi đã lấy gà chia cho họ. Chúng tôi đã cho các em rất nhiều kẹo bánh, và cho người lớn tiền tiêu, một hành động được vị linh mục thừa sai khuyên không nên làm kẻo làm hư họ hơn là giúp họ. Bởi họ có tiền thì sẽ không làm gì nữa cho tới khi tiêu hết tiền, theo kiểu "sự khó ngày nào đủ cho ngày đó" (Mathêu 6:34).

Sau khi được giao tiếp thẳng với những người anh chị em dân tộc thiểu số, ở Giáo Phận Hưng Hóa, ở Trung Tâm Lavang TGP Huế và ở Kontum, kể cả ở Ban Mê Thii65t sau đó, ai trong chúng tôi cũng đều phải thú nhận một điều là những người anh chị em dân tộc thiểu số này tốt lành hơn người Kinh chúng ta. Ở chỗ họ rất chân thành, không gian dối, tham lam hay tranh giành nhau như người Kinh của chúng ta, điển hình nhất là ở Trung Tâm Lavang là nơi chúng tôi đã sinh hoạt với 2 nhóm khác nhau trong cùng một ngày. Ở Kontum, khi tôi cùng với 4 chị ở Texas trong phái đoàn chúng tôi vào thăm một khu làng, chúng tôi đã cho các em bánh kẹo mang theo mình. Khi cho một em trai khoảng 10 tuổi đang cầm một cái kẹo trong tay ai cho em trước đó, em liền trả lời: "con có rồi", nhất định không lấy thêm, có thể vì sợ lấy của em khác chưa có. Rồi một người lớn sau khi nghe chúng tôi an ủi cảm thông liền trả lời cho tôi rằng: "Nghèo mà vui!"

Đối với tôi, với bản chất chân thật như trẻ nhỏ và thiên thần như thế thì cho dù những người anh chị em dân tộc thiểu số này chưa biết Thiên Chúa là ai thì thật sự là họ đã có Thánh Thần của Ngài là Thần Chân Lý nơi họ rồi vậy. Và nếu cứ sống như thế họ sẽ chẳng những được vào Nước Trời mà còn được ngồi chỗ cao ở đó, hơn cả thành phần Kitô hữu hằng ngày đi thờ đi lễ, đọc kinh cầu nguyện ăn chay mà vẫn gian tham giả dối, hận thù ghen ghét, nói hành nói xấu v.v. sống một cách hết sức giả hình, chẳng có nội tâm gì hết, như chẳng biết Chúa là gì, ở chỗ hoàn toàn sống phản lại tinh thần Phúc Âm và Chúa Kitô là Đấng mà họ phải làm chứng, sống như là thành phần phản Kitô (anti-christ).

Sau đây là một số hình ảnh lưu niệm những giây phút truyền giáo có thể nói thần tiên nhất trong chuyến đi của chúng tôi lần này:

Viếng thăm truyền giáo một buôn làng của những người anh chị em dân tộc thiểu số phía bên kia đường, một trong 3 địa điểm được dẫn đi...

một chút khô mực khô từ Mỹ về đưa ra mời anh em dân tộc thiểu số là những món ăn tuyệt vời nhất mà cả đời họ không thể nào có được

Trên đường sang một buôn làng khác là nơi mọi người trong phái đoàn qui tụ lại để ăn trưa và sinh hoạt với cộng đồng các buôn lành địa phương của anh chị em thiểu số

anh chị em dân tộc thiểu số địa phương đang sửa soạn bữa ăn trưa thịnh soạn để tiếp đãi phái đoàn khách truyền giáo TĐCTT hôm ấy

ngay chỗ ra vào của ngôi nhà xây dang dở này đã từng trở nên cung thánh để dâng Thánh Lễ cho anh chị em dân tôc thiểu số

Sau bữa trưa là phần trao tặng quà truyền giáo của Nhóm TĐCTT và sinh hoạt văn nghệ vui tươi thân thiết

Sau một ngày được trực tiếp viếng thăm đúng là truyền giáo và sinh hoạt đích thực là truyền giáo lần đầu tiên trong chuyến đi lịch sử càng trở thành vô cùng ý nghĩa và giá trị này, chúng tôi, tối hôm đó, nhờ lời giới thiệu và hướng dẫn của vị linh mục thừa sai gián điệp không không biết 000 hay gian điệp 3 không, chúng tôi đã đến ăn tối, trọ đêm và ăn sáng tại Dòng Nữ Thánh Phaolô thành Charles ở Pleiku, một khu vực tu trì ẩn khuất nhưng không ngờ lại khá nên thơ đến độ chúng tôi đã thầm nhủ và cảm thấy không thể nào quên được và chắc chắn sẽ trở lại trong chuyến TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018.

 

Dòng Nữ Thánh Phaolô ở Pleiku Giáo Phận Kontum

NGUỐN GỐC CỦA HỘI DÒNG

clip_image001Được thành lập năm 1696 do linh mục LOUIS CHAUVET, chánh xứ Levesville-la-Chenard, một họ đạo bé nhỏ của vùng đồng quê xứ Beauce, thuộc nước Pháp, cách Paris khoảng 60 km về hướng Tây-nam.

Mẹ Marie Anne de Tilly, vị đồng sáng lập, đã huấn luyện các thiếu nữ trẻ vùng quê xứ Beauce để chuẩn bị cho sứ mạng đầu tiên của họ là: nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân làng bằng cách giáo dục các thiếu nữ, thăm viếng người nghèo và kẻ đau yếu trong làng và các thôn xóm lân cận.

Căn nhà đầu tiên của chị em nằm ở giữa làng thuộc quyền sở hữu của linh mục Chánh xứ và nhà nguyện đầu tiên của chị em là nhà thờ giáo xứ.

ĐOÀN SỦNG CỦA HỘI DÒNG

clip_image002Chị em dòng Thánh Phaolo là những nữ tu bác ai, được ghi dấu bởi mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô. “Trong tất cả những công việc bác ái, chẳng có gì đẹp lòng Chúa hơn và có công nghiệp hơn là việc dạy dỗ những người thất học  và  giúp đỡ  những người khốn cùng.”(Dự thảo Luật Dòng). Ngay từ đầu, chị em đã ý thức đi đến những vùng hẻo lánh và bị bỏ rơi nhất nơi mà những người khác không thể đến được.

LINH ĐẠO CỦA HỘI DÒNG

clip_image003Chị em đón nhận Chúa Kitô làm trung tâm, là nguồn mạch sự sống và là lý do hiện hữu của đời sống của mình.Linhđạo ‘quy Kitô” của Hội dòng được  sống trong sự trọn vẹn của mầu nhiệm Phuc Sinh, theo gương của thánh Phaolô, quan thầy của Hội Dòng.

LỊCH SỬ CỦA HỘI DÒNG

clip_image004Ngay từ năm 1708, Cha Louis Chauvet đã trao phó cộng đoàn các chị em ở trường học đang dần phát triển cho Đức Cha Paul Godet des Marets, Giám mục Chartres. Người đã tìm cho các chị một ngôi nhà ở phố Saint Maurice. Cũng chính Ngài đã gửi cho các chị em một Bề Trên đó là Cha Maréchaux và đặt thánh PhaoloTông Đồ làm thánh bổn mạng và là mẫu gương của Hội dòng.

Việc thành lập diễn tiến một cách nhanh chống. Năm 1727, sau khi Bá tước De Maurepas, lúc đó làm Tổng Trưởng, đã xin Đức Giám Mục Giáo Phận Chartres, cho chị em đến phục vụ các bệnh nhân tại bệnh viện Cayenne, và dạy trẻ em trong Tỉnh ấy. Bốn chị được chọn trong số rất đông các chị tình nguyện.

Chị em Dòng Thánh Phaolô đã lan rộng trên khắp thế giới. Con đường phát triển của Hội Dòng trải qua nhiều thăng trầm thử thách: trong cuộc cách mạng 1789 tại Pháp, phong trào tục hóa ở thế kỷ 20, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai. Và hiện nay chị em đang sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công và bạo lực.

Tất cả quá khứ này còn in sâu trong hiện tại. Và tất cả tương lai nương tựa vào quá khứ đang dần dần mở rộng trong ánh sang của thánh ý Chúa. Hiện tại, Hội Dòng có khoang 4000 chị em đang làm việc trên khắp năm châu, đang sống Mầu nhiệm Phục Sinh theo tinh thần của các đấng sáng lập.

CÔNG VIỆC TÔNG ĐỒ CỦA HỘI DÒNG

clip_image005clip_image006Là một Hội Dòng thừa sai tông đồ, chị em tiếp tục dấn thân cho sứ mạng của Chúa Kitô: đó là sứ mạng chữa lành và giải thoát, giúp đỡ con người tìm thấy con đường sống dồi dào. Chị em chú ý quan tâm đến những người nghèo khổ thiếu thốn về điều kiện vật chất cũng như điều kiện sức khỏe. Chị em luôn tìm kiếm và dấn thân vào những con đường mới theo tinh thần Phúc âm trước tác động của sự phức tạp và những vấn nạn của xã hội đương thời.

Theo chân của mẹ Marie Anne de Tilly, vị đồng sáng lập “dâng mình cho Chúa vì thiện ích của Giáo Hội và lợi ích của tha nhân”, chị em tiếp tục loan truyền tình yêu Chúa qua việc giáo dục, chăm sóc người bệnh, làm việc tại các trung tâm mục vụ: tham gia vào các hoạt động của giáo xứ cũng như các đoàn thể. Chị em cũng dành thời giờ cho việc tĩnh tâm và lãnh vực thiêng liêng. Chị em làm việc ở các vùng truyền giáo xa xôi.

Những gì các ngươi đã làm cho một trong các an hem hèn mọn nhất này của Ta là các ngươi đã làm cho chính Ta.”(Mt 25, 40).

MỘT VÀI NÉT VỀ CHI EM DÒNG THÁNH PHAOLÔ TAI VIET NAM

“Dâng mình cho Chúa vì thiện ích của Giáo Hội và lợi ích tha nhân.”

Chị em dòng thánh Phaolo thành Chartres là một trong những dòng nữ hoạt động tông đồ sớm nhất, được thành lập năm 1696, hiện nay có khoảng hơn 4000 chị em trên thế giới mà trong số đó ở Việt Nam có khoảng hơn 1000.

Ngày 20 tháng 5 năm 1860 đáp lại lời mời gọi của Đức Cha Lefevre đại diện tông tòa Đông Dương lúc bấy giờ, hai nữ tu Dòng Thánh Phaolo thành Chatres đàu tiên đã đặt chân đến Sài Gòn. Đó là dòng nữ đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau các nữ tu dòng Mến Thánh Giá được sáng lập ngay buổi đầu tiên của công cuộc truyền bá Tin Mừng. Ngay khi đặt chân đến Việt Nam các nữ tu dòng Thánh Phaolo đã bắt tay vào việc thu nhận và chăm sóc các trẻ em mồ côi trong một căn hộ nhỏ nằm trong một vùng đầm lầy gần tòa giám mục của Đức Cha Lefevre. Đức Cha còn giao phó cho các chị công việc chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện nhỏ mà Ngài vừa thành lập. Mặc dù điều kiện khởi đầu vô cùng khó khăn, nhưng các nữ tu người Pháp đã không ngần ngại thu hút các thỉnh sinh Việt nam đến với mình. Sau ba tháng chị em đã có thỉnh sinh đầu tiên. Sáu năm sau, một Tập Viện đã ra đời, và sự tuyển lựa này không bao giờ sai lầm đối với một Hội dòng mà ngày nay có một số đông chị em nữ tu ở Việt Nam.

Chỉ sau một thời gian ngắn, công việc của chị em bên cạnh các trẻ em mồ côi và các bệnh nhân đã phát triển một cách nhanh chống. Số trẻ em mồ côi dưới sự bảo trợ của các chị em ngày càng đông. Các bệnh xá ngày càng trở nên quá nhỏ bé, và được thay thế bằng hai bệnh viện, một tại Sài Gòn và một tại Hà Nội, cả hai đều mang tên Saint Paul. Các chị em nắm quyền quản lý và phục vụ ở Hà Nội cho đến năm 1954 và ở Sài Gòn cho đến năm 1975. Vả lại, trong khoảng thời gian gần đây Hội Dòng còn chú trọng đến việc giáo dục giới trẻ Việt Nam. Nhiều trường Trung học được thành lập trong khắp các thành phố lớn trong khắp cả nước. Trường Sainte Marie và trừơng sainte Famille ở Hà Nội, trường Jeanne d’Arc ở Huế, trường Thánh Tâm ở Đà Nẵng, trường thánh Têrêsa ở Komtum, trường Saint Paul ở Pleiku và trường Saint Paul ở Sài Gòn và nhiều nơi khác nữa.

Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam tịch thu và nắm quyền quản lý tất cả các trường học, tất cả các bệnh viện và trạm xá, cũng như toàn bộ các cơ sở xã hội của Hội Dòng. Trong khi đó nhiểu nữ tu vẫn có thể tiếp tục làm việc trong các bệnh viên và trạm xá sau khi đã bị quốc hữu hóa. Năm 1980 các nữ tu được cấp giấy phép mở một trung tâm châm cứu trong khuôn viên của Nhà Dòng. Dưới sự quản lý của hai nữ tu có bằng cấp, trung tâm tiếp tục hoạt động cho đến nay.

Trái lại, họ phải đợi cho đến năm 1990 mới có thể bắt đầu lại công việc giáo dục. Đây cũng là thời điểm mà Nhà Dòng bắt đầu mở lại các trường học với giấy phép của nhà nước do chính các chị em quản lý và điều khiển: các nhóm gia đình, các lớp học và trường mẫu giáo, các lớp học tình thương. Chỉ có những cơ sở tư nhân mới có thể lan rộng ra trong thời điểm này.

Ngày 25/01/2010 vừa qua, các chị em Dòng Phaolô tại Việt Nam đã mừng kỷ niệm 150 sự hiện diện của Hội dòng ở Việt Nam.

https://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/01/26/hoi-dong-chi-em-thanh-phaolo-thanh-chartres/
 

chúng tôi được mời nghỉ ngơi ở ngôi nhà hai lầu bao gồm cả phòng ngủ (hai lầu cùng phòng tắm và vệ sinh), nhà ăn (lầu 1) và nhà nguyện (lầu hai)

sau khi viếng Chúa và tắm rửa cùng nghỉ ngơi, chúng tôi đã dùng bữa ăn tối

Trước bữa tối, trong giờ nghỉ ngơi tắm rửa, tôi đã tiếp tục đi ngắm cảnh nên thơ của một khu nhà dòng ẩn khuất vốn được Giáo Phận Kontum sử dụng làm nơi tĩnh tâm này

Chúng tôi không ngờ ngay bên cạnh nhà dòng còn có một khu phục vụ trẻ em của nhà dòng nữa, nơi nuôi trẻ mồ côi và nội trú các em gia đình dân tộc v.v.

nên tôi đã rủ anh chị em tôi sang thăm viếng các em sau bữa tối hôm đó

các em đang chơi đùa sau bữa tối trước khi vào lớp học bài ban tối rồi đi ngủ đêm

 

các em nhỏ hồn nhiên ngây thơ vô tội này rất thích chụp hình (1, 2, 3, 5, 7, 10 hay chung), với 2 ngón tay theo hình chữ V (victory) và cho các em xem ngay hình chụp của các em

Sáng hôm sau, chúng tôi đã ăn điểm tâm, ngỏ lời tri ân cảm tạ, tặng quá truyền giáo và viếng chào Chúa (cũng như đã chào Chúa khi mới đến) trước khi tiếp tục cuộc hành trình

Như thường lệ, trước khi tiếp tục cuộc hành trình truyền giáo xuyên Việt của mình, từ nơi này đến nơi kia,

bao giờ chúng tôi đã ngỏ lời tạ từ nơi chúng tôi đã được trú ngụ và ăn uống.

Ngay từ đầu chúng tôi đồng ý mỗi người 10 Mỹ kim cho một ngày vừa ăn vừa ngủ, bao gồm 1 bửa tối và 1 bữa sáng,

và ở đâu chúng tôi cũng có một bao thư gói ghém 250 Mỹ kim để trả cho 24 người (cả 4 nhân viên của hãng xe).

Trên đường đến Dòng Thánh Phaolô ở Pleiku này trọ qua đêm, vị linh mục hướng dẫn đã cho riêng tôi biết giá biểu ở đây là 6 Mỹ kim 1 ngày

bao gồm 3 bữa ăn và một đêm ngủ. Như thế là chúng tôi bao giờ cũng hậu tạ.

Chưa hết, ở bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng đều biếu tặng thêm cho mỗi nơi 500 Mỹ kim nữa để tùy nghi sử dụng cho việc truyền giáo hay bác ái cứu trợ.

Sáng hôm đó chúng tôi không có Thánh Lễ như mọi ngày vào lúc 5 giờ ở các dòng chúng tôi đã đi qua, vì chúng tôi có lễ ở chính Đài Đức Mẹ Măng Đen, nơi vị linh mục thừa sai của chúng tôi trước đó khi chúng tôi còn ở xa đã khuyến khích chúng tôi nên đến với Đức Mẹ Măng Đen và ngài sẽ dâng lễ hôm đó cho chúng tôi ở đó (xin xem phần bonus sau).

 

Xin Xem Tiếp

 

1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt

2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016

3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016

4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016

5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn

6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016

7- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016: Bác Ái Cứu Trợ

8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016

9- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016: Truyền Giáo và Bác Ái Cứu Trợ

10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016

11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016

12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016

13- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên: Các nơi viếng thăm và biếu tặng quà truyền giáo

14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình 6-7/10/2016

15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus

16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay

17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự

18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai