NIỀM VUI THƯƠNG XÓT
TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT
21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Giáo Phận Long Xuyên: Giáo Xứ Hòa Phú và Giáo Họ Xẻo Tam 5-6/10/2016
Nếu tổng số tín hữu Công giáo ở Việt Nam chưa tới 10% dân số, thì cánh đồng truyền giáo cho lương dân ở Việt Nam tập trung vào 3 miền chính yếu, đó là Miền Thượng Du Bắc Việt (một miền đất Việt bao gồm cả anh chị em lương dân người Kinh và người Thượng nghèo khổ), Miền Tây Nguyên Trung Việt (một miền đất Việt đa số là anh chị em lương dân thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau), và Miền Hậu Giang Nam Việt (một miền đất Việt hoàn toàn không có anh chị em lương dân người Thượng sống ở trên cao, như đồi núi Bắc Việt hay cao nguyên Trung Việt, mà toàn người Kinh).
Ba giáo phận nghèo thuộc Miền Thượng Du Bắc Việt là Lạng Sơn (giáo phận này bao gồm cả Ải Nam Quan sát với Trung quốc), Hưng Hóa và Bắc Ninh. Hai Giáo Phận có nhiều anh chị em lương dân người Thượng thuộc Miền Tây Nguyên Trung Việt là Kontum và Ban Mê Thuột. Ba giáo phận lương dân toàn người Kinh nghèo khổ ở Miền Hậu Giang cuối giải đất Việt Nam đó là Vĩnh Long, Long Xuyên và Cần Thơ (giáo phận này bao gồm cả mũi Cà Mau).
Vì Dòng Đồng Công là một dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên, do Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ được ơn sáng lập từ đầu thập niên 1940, có chủ trương truyền giáo cho Việt Nam và các nước Á Đông, tôi đã liên lạc với vị cố vấn 3 hiện nay của nhà dòng để xin cho biết về các địa điểm truyền giáo của dòng, và khi nhận được hồi âm thì thấy trong những nơi truyền giáo của dòng có 2 nơi đang được anh em dòng hoạt động, đó là Giáo xứ Hòa Phú và Giáo họ Xẻo Tam đều thuộc về Giáo Phận Long Xuyên.
Giáo Phận Long Xuyên
Giáo phận Long Xuyên (tiếng Latin: Dioecesis Longxuyensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận có diện tích 10.255 km2, tương ứng hai tỉnh An Giang, Kiên Giang và quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn giáo phận có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm... và nhiều tôn giáo bạn như Phật giáo (Đại thừa và Tiểu thừa), Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài và Hồi giáo.
Cai quản giáo phận hiện do Giám mục là Giuse Trần Xuân Tiếu (từ 2003) và Giám mục phụ tá Giuse Trần Văn Toản (từ 2014)
Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam ghi nhận, vào năm 1555, một giáo sĩ dòng Đa Minh là Gaspar de la Cruz đã đặt chân lên đất Hà Tiên, bấy giờ vẫn còn thuộc vương quốc Khmer. Tuy nhiên đây là một chặng dừng ngắn ngủi của ông trên đường từ Malacca đến Quảng Châu.
Mãi đến năm 1735, ngôi nhà thờ đầu tiên được linh mục F. José Garcia cùng với các giáo dân dựng tại Hà Tiên. Năm 1743, đích thân Giám mục Armand Francois Lefèbvre đến ban phép Thêm sức cho trăm người tại Hà Tiên. Năm 1749, theo đề nghị của Khâm Sứ Tòa Thánh, Tỉnh dòng Phanxicô tại Manila đã cử nhiều linh mục sang phụng vụ tại Hà Tiên. Các giáo sĩ dòng Phanxicô cũng dùng nơi đây để làm nơi xuất phát các chuyến truyền giáo đến Lào và Cao Miên.
Năm 1765, Giám mục Piguel cho chuyển Chủng viện Thánh Giuse từ xứ Cao Miên về Hòn Đất và sau đó đặt linh mục Pigneau de Béhaine làm Bề trên. Chủng viện hoạt động tại đây cho đến năm 1769 thì được dời đến Pondichéry (Ấn Ðộ). Đến năm 1776, de Béhaine, bấy giờ đã là Giám mục, Đại diện Tông tòa Đàng Trong, đã cho di dời Chủng viện về lại Cần Cao, mãi đến năm 1778 mới dời Chủng viện về Biên Hòa.
Năm 1813, Tỉnh dòng Phanxicô Manila triệu hồi toàn bộ các giáo sĩ tại Đàng Trong. Bấy giờ, tại miền Tây Nam Kỳ đã có số giáo hữu với cơ sở vật chất khá vững mạnh như ở Bò Ót, Năng Gù, Cù Lao Giêng... Giám mục D. Lefèbvre Ngãi từng đặt Tông tòa đại diện ở Cái Nhum.
Năm 1850, Tòa Thánh tách một phần đất thuộc Giáo phận Tây Ðàng Trong để thành lập Giáo phận Nam Vang, gồm cả vương quốc Khmer, vương quốc Champasak và 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Đại Nam. Năm 1938, vùng An Giang có 4 giáo xứ, 30 giáo họ và 12.067 giáo dân; Kiên Giang có 3 giáo xứ, 18 giáo họ và 5.127 giáo dân; Thốt Nốt có giáo xứ Bò Ót gồm 1.807 giáo dân. Cho đến tận trước năm 1954, vùng này chỉ có khoảng 30.000 giáo dân sinh hoạt tôn giáo trong hơn 10 xứ đạo.
Trong cuộc di cư vào Nam, nhiều giáo dân từ miền Bắc đã đến định cư tại các vùng kinh Cái Sắn, làm số giáo dân lên rất nhanh. Năm 1955, phần đất của Việt Nam thuộc Giáo phận Nam Vang được Tòa Thánh tách ra để thành lập Giáo phận Cần Thơ. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Sắc chỉ Christi Mandata thành lập Giáo phận chính tòa Long Xuyên gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần tỉnh Chương Thiện thuộc Giáo phận Cần Thơ trong Giáo tỉnh Saigòn, và đặt Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục chính tòa.
Theo Niên giám Tòa Thánh năm 1964, Long Xuyên có 93.739 giáo dân trên tổng số 1.252.705 dân cư (chiếm 7,5%), có 104 linh mục triều, 3 linh mục dòng, 185 nữ tu, 6 nam tu, 59 đại chủng sinh, 270 tiểu chủng sinh, 8 trường trung học, 78 trường tiểu học, 8 cơ sở bác ái từ thiện. Trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, giáo phận Long Xuyên được xem là giáo phận có mức phát triển ổn định so với các giáo phận khác do ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Năm 1994, giáo phận có khoảng 200.000 giáo dân trên tổng số 3,67 triệu cư dân, với 179 linh mục, 250 nữ tu, 51 chủng sinh, 87 giáo xứ và 156 nhà thờ lớn nhỏ. Năm 2015 Giáo phận Long Xuyên là 309 linh mục, 9 hạt và 194 giáo xứ.
Giáo phận Long Xuyên có công trong việc góp phần đào tạo 4 Đức Cha trong Giáo hội Việt Nam
- Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Nguyên TGM Hà Nội
- Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết
- Đưc cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
- Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ph%E1%BA%ADn_Long_Xuy%C3%AAn
Từ Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa ở Sài Gòn xuống Giáo Xứ Hòa Phú Kiên Giang
Theo lịch trình truyền giáo xuyên Việt của mình, chúng tôi tính từ Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột về Giáo Xứ Hòa Phú ở Huyện Giồng Riềng Tỉnh Kiên Giang thì ghé qua Di Linh trọ đêm ở Dòng Trinh Vương tại Phú Hiệp, nơi các sơ đã sẵn sàng đón tiếp chúng tôi, dù chật chỗ ngủ nhưng chúng tôi đã sẵn sàng chấp nhận. Tuy nhiên, trên đường đi, tính toán lại, chúng tôi thấy về thẳng Sài Gòn có lợi hơn cả về giờ giấc lẫn đường đi. Bởi thế, chúng tôi đã liên lạc ngay với Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa ở Sài Gòn là nơi chúng tôi đã sẵn sàng tiếp đón chúng tôi vào tối đêm cuối cùng ngày 7/10/2016. Và chúng tôi đã được vị linh mục quen biết có trách nhiệm ở đó sẵn sàng đón tiếp chúng tôi ngay đêm hôm đó, nhưng chúng tôi phải lo ăn tối chỗ khác vì nơi đó không lo kịp; sau này khi liên lạc lại thì vị linh mục cho biết có thể ăn tối ở đó nhưng chúng tôi đã có chỗ là nhà của Chị Lê Thị Linh trong phái đoàn, đúng như lời chị mời từ ban đầu khi còn ở Mỹ.
Tuy nhiên, cho dù vị phụ trách ban phục vụ chuyên chở của chúng tôi đã phải hỏi kỹ lưỡng Cha Đức là vị linh mục ở đó về vấn đề đậu xe v.v., cuối cùng, khi đến nơi mới biết rằng xe 45 chỗ hơi cao lơn chở chúng tôi không thể nào chui qua cổng của lối vào trụ sở ấy, bởi tấm bảng trên cổng thấp hơn mui xe. Chiếc xe du khách chở chúng tôi đã liều dừng lại bên đường Lê Văn Sỹ trước cổng đó để mọi người xuống cùng với hành lý, trong khi đó rất lo âu bị công an trông thấy, nếu bị phạt có thể bị cúp bằng lái thì không biết lấy gì đến cho tài xế. Tuy thoát được bị phạt trong thời gian đậu ở đó đến 15-20 phút, chiếc xe chở chúng tôi đã phải mất công và mất giờ (gần một tiếng đồng hồ ban tối) để đi tìm chỗ đậu an toàn qua đêm ở Sài Gòn quá ư là chật chội và thiếu an toàn.
Sáng hôm sau, lễ và điểm tâm xong, chúng tôi phải thuê taxi từ trụ sở này ra bến xe đậu trước 7 giờ sáng. Trời vừa mưa đường phố lại tràn lan xe hơi cùng với vô vàn xe gắn máy tấp nập chạy, ào ào chạy trong giờ cao điểm đi làm đi học của thành phố, 4 chiếc xe taxi của chúng tôi cũng đến được chỗ của chiếc xe du khách chở chúng tôi, tuy có 2 chiếc taxi chở một số anh chị em chúng tôi đi dạo thành phố lâu hơn cho đáng đồng tiền bát gạo đối với loại du khách Việt kiều như chúng tôi. Ngay tối hôm trước chúng tôi đã quyết định không trở về trụ sở này vào ngày cuối cùng nữa mà là thuê hotel ở Sài Gòn thay thế.
Trong email ngày 14/10/2016 hồi âm cho email tri ân cảm tạ của tôi, cha Đinh Xuân Đức đã lấy làm tiếc vì sự cố xẩy ra ngoài ý muốn như sau:
"Xin Chúa ban bình an cho Anh va gia đình. Cám ơn Anh Tĩnh và phái đoàn đã đến thăm Trụ Sở Thanh Hoá. Mong anh và phái đoàn thông cảm cho Trụ Sở về những điều thiếu sót. Em cầu chúc anh và phái đoàn luôn đón nhận được muôn ơn lành của Chúa".
Sau đây là một số hình ảnh lưu niệm đêm trọ bất ngờ đầy trục trặc nhưng vẫn được an toàn trong sự quan phòng thần linh của LTXC:
Sau khi bỏ hành lý tại Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa, chúng tôi kéo nhau đến nhà thân nhân của Chị Lê Thị Linh để dùng bữa tối
Sáng hôm sau chúng tôi dự lễ tại Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa để cầu hồn cho vị linh mục trẻ Anre vừa qua đời mới chịu chức 24 ngày
cùng đợt tân linh mục với Cha Bình đã dâng lễ mở tay cho chúng tôi ở Thanh Hóa sau bữa trưa Thứ Bảy 24/9/2016
Dù có ngủ 1 đêm chỉ có bữa sáng không bữa tối, chúng tôi vẫn có một bao thư đa tạ 300 Mỹ kim và 1 bao thư 500 Mỹ kim quà truyền giáo của chúng tôi như ở các dòng khác.
Giáo Xứ Hòa Phú
Giáo xứ Hòa Phú, thuộc Giáo
xứ Hòa Hưng
Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 của chúng tôi về thời gian đã tiến sang tuần lễ thứ ba và về địa dư đã tiền vào miền Nam nước Việt. Sáng hôm Chúa Nhật mùng 2/10/2016, chúng tôi rời Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột. Theo dự tính thì sẽ trọ đêm tại Dòng Trinh Vương ở Phú Hiệp Di Linh Lâm Đồng, nhưng trên đường đi chúng tôi đã quyết định về thẳng sài Gòn cho khỏi mất thời gian, để sáng hôm sau Thứ Hai mùng 3/10/2016 chúng tôi sẽ xuống vùng truyền giáo thứ ba cũng là vùng truyền giáo cuối cùng được chúng tôi nhắm tới ở Miền Hậu Giang.
Từ Sài Gòn xuống Hậu Giang, chúng tôi đã có cơ hội dừng chân ở một trạm nghỉ, nơi mà không thấy có ở miền Bắc và miền Trung, sau đó chúng tôi ghé chợ nổi hơi muộn nhưng còn kịp vì chưa tan hẳn, rồi lên bờ ghé vào một vườn cây (xin xem hình ảnh những chỗ ngoại lệ này ở phần quê hương đất nước). Chúng tôi đã đến Giáo Xứ Hòa Phú sớm hơn đã hẹn, nhưng nhờ đó chúng tôi có giờ để chuyển đồ đạc bằng một chiếc xe trung chuyển nhỏ vào nhà xứ, sau đó họp bàn chuyện viếng thăm truyền giáo và tặng quà truyền giáo. Riêng tôi và một anh trong phái đoàn đã được hai cha sau đó chở đi đến một giáo điểm mới nữa.
Trong cuộc họp bàn này giữa một số anh chị em với hai vị linh mục thừa sai coi sóc Giáo Xứ Hòa Phú và Giáo Họ Xẻo Tam mà chúng tôi được trực tiếp làm việc với trong hai ngày sau đó, khi nghe vị linh mục coi sóc Giáo Họ Xẻo Tam cho biết ngày phái đoàn đến thăm viếng và tặng quà ở giáo họ của ngài khoảng 10 giờ sáng là xong hết mọi sự, tôi liền nẩy ra ý nghĩ tại sao không lợi dụng thời gian còn lại hôm ấy để tiện dịp (cả về địa dư gần gũi) đi xuống Mũi Cà Mau là chốn tận cùng của quê hương đất nước Việt Nam, nơi phái đoàn chúng tôi chẳng ai đã đến đó bao giờ. Từ tư tưởng này mới có ý nghĩ nếu vậy thì xuống kính viếng Cha Trương Bửu Diệp ở gần đó (cách Mũi Cà Mau mấy chục cây số). Thế là một bonus nữa, bonus cuối cùng trong cuộc hành trình của chúng tôi tự nhiên đã được LTXC quan phòng thêm vào cho chuyến đi càng đầy ắp kỷ niệm khôn phai (xin xem hình ảnh ở phần 7 bonus sau).
Chúng tôi đã đến Giáo Xứ Hòa Phú chiều Thứ Hai mùng 3/10, trọ đêm Thứ Hai mùng 3/10, ngày Thứ Ba mùng 4/10 đi thăm viếng và tặng quà truyền giáo trong khu vực của Giáo Xứ Hòa Phú, và sáng Thứ Tư mùng 5/10 đi thăm viếng và tặng quà truyền giáo ở Giáo Họ Xẻo Tam, về ăn trưa ở Giáo Xứ Hòa Phú, rồi lên chiếc xe thuê 30 chỗ để đi đường tắt xuống Cà Mau kính viếng Đền Cha Trương Bửu Diệp, mang theo mỗi người một túi đựng 10 cái bánh ít được Cha Triệu cho đi đường, (nhưng chúng tôi đã không ăn hết, cho dù rất ngon, đã có ý định tặng lại cho ban chuyên chở của chúng tôi) và đêm đó về ngủ ở một khách sạn ở Cần Thơ, để sáng hôm sau, Thứ Năm 6/10/2016, qua ngã Sài Gòn, về Vũng Tầu để lên Tượng Đài Chúa Kitô Vua và Đức Mẹ Bãi Dâu để tạ ơn các Đấng về chuyến đi hết sức tốt đẹp của mình.
Sau đây là những hình ảnh lưu niệm thời gian (theo thứ tự được lược thuật trên đây) chúng tôi lưu trú tại Giáo Xứ Hòa Phú, bao gồm các sinh hoạt không phải hay chưa phải thực sự là thăm viếng và tặng quà truyền giáo, mà chỉ liên quan đến các bữa ăn toàn là đặc sản, các giờ thiêng liêng và hội họp v.v.
trung chuyển cả người và đồ đạc từ xe lớn 45 chỗ sang xe nhỏ 10 chỗ (3 chuyến) và từ lộ chính vào giáo xứ Hòa Phú
Phong cảnh trong khuôn viên Giáo Xứ Hòa Phú mới được xây cất từ hoang sơ, từ ngoài cổng sát đường xe đi vào
Từ họp bàn mới nẩy sinh bonus thứ 7 - đi kính viếng đền Cha Trương Bửu Diệp
Hai vị linh mục thừa sai đặc trách phục vụ truyền giáo ở Giáo Xứ Hòa Phú (Cha Hoàng Triệu) và Giáo Họ Xẻo Tam (Cha Trần Bính)
Còn sớm... đi tham quan một giáo điểm mới
Bữa tối đầu tiên
Toàn là các món ăn đặc sản thơm ngon: ốc và ếch. Tối nào nhóm cũng uống một chai rượu nho được Sơ Bề Trên Quy Dòng MTG Vinh cho.
Bữa tối xong ngồi lại họp bàn với nhau về hai ngày viếng thăm và tặng quà truyền giáo cuối cùng ở địa phương này.
Muỗi cũng đến họp, nhưng không ở chỗ của chúng là mấy cái bẫy muỗi ở ngay trên sàn nhà mà là ở tay chân của tham dự viên còn thơm mùi các món ăn đặc sản.
Trong khi 17 chị được chia ngủ ở 3 phòng không có muỗi thì 3 chàng của nhóm được ngủ ở phòng họp lớn cần phải căng màn và là nơi sau đó mới biết rằng có ma nữa.
Thánh lễ sáng Thứ Ba 4/10/2016
Sau lễ dâng ngày sống cho Đức Mẹ theo lệ của Nhóm TĐCTT
Qua bàn tay của vị linh mục Đức Mẹ ban phúc lành của LTXC cho TĐCTT vừa dâng ngày sống cho Mẹ.
Bữa điểm tâm sáng đầu tiên, Thứ Ba 4/10
Bữa trưa Thứ Ba 4/10, sau khi đi viếng thăm và tặng quà truyền giáo cho 4 nơi cả ở xa nhà xứ (3 nơi) và ở tại (1) nhà xứ
toàn là đặc sản organic ngon ơi là ngon - đi truyền giáo như thế này thì ai mà chả muốn đi... trừ món đặc sản muỗi
Sau bữa trưa, anh chị em nghỉ mệt, sau đó cử hành LTXC bằng Chuỗi Thương Xót, trước khi đi thăm và tặng quà truyền giáo buổi chiều cho người Miên cách xa 30 phút thuyền
Phải chăng đây là cái rọ được thả xuống nước để bắt được mọi thứ cá, như Chúa đã đề cập đến trong dụ ngôn (Mathêu 13:47)?
ở bến đò đi viếng thăm truyền giáo cho người Miên chiều hôm ấy có một màn bắt cá không cần câu đặc biệt ở địa phương này.
sau khi đi viếng thăm và tặng quà truyền giáo về lại nhà xứ thì thấy đầy trong khuôn viên nhà xứ toàn là các em học sinh đồng phục ở địa phương hầu hết là lương dân
có thói quen qui tụ lại sau giờ học buổi chiều để được các cha các thày ở đây kèm bài vở, sinh hoạt và cho quà...
Trước bữa tối và buổi gặp gỡ vị linh mục chánh xứ ở đây, vị tiếp đón mình, anh chị em TĐCTT lần hạt Mân Côi để cùng Mẹ chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua các ngắm.
trước bữa tối và sau Kinh Mân Côi, anh chị em qui tụ lại để nghe Cha Hoàng Triệu chia sẻ về tình hình và kinh nghiệm truyền giáo ở địa phương ngài đang phục vụ
mỗi lần nghe bất cứ một vị linh mục thừa sai nào chia sẻ anh chị em trong nhóm đều tự động đóng góp thêm, ngoài số tiền chung đã được ấn định tùy từng nơi
Bữa tối thứ hai cũng đầy những đặc sản hiếm quí được thưởng thức cùng với rượu nho không say của các Sơ MTG Vinh
món lẩu lươn chưa bao giờ thưởng thức
món thịt chuột chiên dòn hết xẩy... thế mà cũng bảo rằng đi truyền giáo vất vả khổ sở! Một trong những điều kiện để đi truyền giáo xuyên Việt 2018 là không sợ đặc sản muỗi
Sau bữa tối là buổi xem trình chiếu các hình ảnh về khu vực truyền giáo này, từ khởi sự cho đến nay, với biết bao nhiêu là công sức và của cải...
Cha Triệu cho biết nhu cầu truyền giáo ở đây bao gồm chẳng những về vật chất, về văn hóa, về tinh thần, về luân lý, về dị đoan và về cả tà thần...
Sau khi xem slide hình ảnh kiến thiết và mục vụ ở địa phương này, và trước khi đi ngủ, đa số anh chị em được một chuyên viên là linh mục tên Triêm nhưng dân chúng
gọi là "chim" đột nhiên xuất hiện tập thể dục thẩm mỹ cho nhóm để nhờ đó có thể tiêu hóa dễ dàng các món ăn đặc sản mà không còn sợ bị muổi cắn về đêm nữa.
Ở đây muỗi và các con lặt vặt nào đó cứ bay khắp nơi, bao gồm cả cung thánh rất sạch sẽ trong nhà thờ, đến nỗi sáng nào trước lễ cung thánh cũng được quét dọn đàng hoàng
Sau thánh lễ sáng Thứ Tư 5/10/2016, thứ tư hằng tuần và là Thứ Tư đầu tháng kinh Thánh Giuse, cộng đoàn dự lễ qui tụ trước đài Thánh Giuse cuối nhà thờ để cầu nguyện
Từ đài Thánh Phêrô cuối nhà thờ ở bên tay phải, Nhóm TĐCTT kéo sang bên trái để dâng ngày sống cho Mẹ Maria trước đài của Mẹ
Cha Triệu ban phép lành đầu ngày cho anh chị em TĐCTT sau khi dâng ngày sống cho Mẹ.
Ngay trước điểm tâm, tuy không phải là chính ngày sinh nhật, tôi cũng bất ngờ được anh chị TĐCTT cùng Cha Triệu mừng và tặng quà (thiệp chúc mừng, kèn thổi chơi và hoa đồng nội), tất cả đã chẳng những được khám phá (từ cái visa do một chị trong phái đoàn lấy dùm được trả về cho tôi kèm theo vé máy bay của tôi khi còn ở Mỹ, dù tôi hoàn toàn dấu kỹ ngày sinh của tôi trong nhóm) mà còn được sửa soạn đủ thứ mừng cần thiết từ một người chị em trong 8 người đầu tiên của nhóm.
Không ngờ, ngày sinh nhật của tôi năm 68 tuổi trong Năm Thánh Thương Xót 2016 này, cho dù xa nhà, không có vợ con bên cạnh, vợ tôi cũng đã gọi điện thoại hát mừng sinh nhật của tôi trên xe hôm chính ngày, cũng là ngày sinh nhật tôi chẳng những được ăn ké với bữa trưa thịnh soạn để tạ ơn ban phục vụ chuyên chở ở Mekong Resort & Reststop mà còn được lên Tượng Đài Chúa Kitô Vua buổi chiều mưa và được cùng anh chị em TĐCTT của mình dạo biển Vũng Tầu về đêm hôm ấy nữa.
Bữa trưa ngày thứ hai cũng là bữa tiệc ly cuối cùng để từ giã một nơi với các món đặc sản hiếm quí được khoản đãi Nhóm TĐCTT trong chuyến truyền giáo đầu tiên này
Chiếc xe 30 chỗ đúng hẹn đang tiến về trụ sở Giáo Xứ Hòa Phú để thay xe 45 chỗ của nhóm đi xuống kính viếng đền Cha Trương Bửu Diệp
Vị linh mục chánh xứ Hòa Phú lên xe từ giã anh chị em và ban phép lành cho chuyến đi cùng hẹn tái ngộ....
Trong email gửi ngày 12/10/2016, vị linh mục Hoàng Triệu là Chánh Xứ Hòa Phú này đã hồi âm email tôi đại diện phái đoàn cám ơn ngài và nhà dòng, nguyên văn ngài viết như sau:
"Chúng em miền Giồng Riềng cám ơn Anh và phái đoàn rất nhiều, anh em rất
ngưỡng mộ lòng đạo đức và lòng nhiệt thành của Anh và phái đoàn, chúng em cũng
rất mừng vì sẽ có thêm nhiều lời cầu nguyện cho công tác của chúng em.
Xin xem tiếp
1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt
2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016
3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016
4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016
5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn
6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016
8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016
10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016
11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016
12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016
14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình 6-7/10/2016
15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus
16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay
17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự
18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai