NIỀM VUI THƯƠNG XÓT
TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT
21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
TĐCTT - Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016: 7 Bonus
Nhìn lại cuộc Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016, trước hết, tôi vẫn cảm thấy hết sức lạ lùng. Bởi vì, chính tôi là người phát động và khởi động. Chính tôi cũng là người nghiên cứu chuyến đi. Vì đây là chuyến đi truyền giáo đầu tiên, của Nhóm TĐCTT nói chung và của riêng tôi nói riêng, do chính tôi tổ chức, nên ngay từ đầu tôi chẳng biết sẽ: Đi như thế nào? Đến những nơi đâu?? Cần phải liên lạc với ai? Chỉ biết rằng đã truyền giáo thì phải nhắm vào đối tượng lương dân hơn là đồng đạo của mình! Có lẽ đó cũng là lý do LTXC không muốn cho chúng tôi đến Bolivia, vì ở đó nói riêng và Nam Mỹ Châu nói chung, hầu hết là Công giáo, hay là một thế giới Kitô giáo, một thế giới Kitô giáo khác ngoài Châu Âu vốn là cái nôi Kitô giáo ngay từ đầu lịch sử Giáo Hội tới nay.
Căn cứ vào chính ý tưởng chính yếu này, vào đối tượng lương dân là thành phần chính yếu cần phải truyền giáo này, mà quê hương đất nước Việt Nam của tôi mới chưa được 1/10 con số Kitô hữu Công giáo, tôi mới hiểu được lý do tại sao Dòng Đồng Công được Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ sáng lập với 2 mục đích chính yếu: 1- giúp cho người Việt Nam nên thánh như Tây phương, và 2- truyền giáo cho riêng Việt Nam cũng như cho chung các nước Á Đông là những nước thuộc về một châu lục được gọi là Á Châu, cho đến thời điểm sau 20 thế kỷ sau Chúa Giáng Sinh, vẫn còn là một cánh đông mênh mông bát ngát để truyền giáo.
Tôi phải công nhận là chính LTXC đã nhúng tay vào chuyến đi này. Bởi thế, LTXC đã đưa tôi đến với hai nguồn truyền giáo mà tôi cần tìm hiểu và nghiên cứu: đó là Cha Phạm Ngọc Tuấn, Vị Linh Mục sáng lập Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở Giáo Phận Qui Nhơn Việt Nam và cũng là Tổng Linh Hướng của Nhóm TĐCTT chúng tôi, và Cha Vũ Kim Ngân, CMC, cố vấn về truyền giáo của Dòng Đồng Công ở Việt Nam.
Thoạt tiên tôi được Cha Phạm Ngọc Tuấn, vị linh mục đã từng là đệ tử "cồ" của Dòng Đồng Công, mà tôi mời làm tổng linh hướng cho Nhóm TĐCTT, vị linh mục cũng lập một Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương để truyền giáo cho các vùng sâu vùng xa, đã được thành lập ở Giáo Phận Qui Nhơn ngày 20/4/2014, vị linh mục đã về Việt Nam 28 lần (cho đến 7/2016), từ năm 1994, cho biết về hai giáo phận cần truyền giáo là Giáo Phận Ban Mê Thuột của Đức Cha Nguyễn Văn Bản là người cùng quê Qui Nhơn với ngài, và Giáo Phận Hưng Hóa rất nghèo khổ mà ngài đã từng ghé qua. Ngài cũng nói qua đến Giáo Phận Kontum về phong trào trở lại hằng năm rất đông đảo của anh chị em dân tộc thiểu số ở đó nữa. Còn Cha Vũ Kim Ngân thì cho tôi tất cả các cơ sở truyền giáo của hội dòng từ bắc vô nam, bao gồm Giáo Phận Bắc Ninh miền bắc, Giáo Phận Kontum miền trung, và Giáo Phận Long Xuyên miền nam.
Thế là, sau khi liên lạc với những vị thừa sai được giới thiệu tổng hợp từ 2 nguồn liệu về truyền giáo chính yếu trên đây, cả bằng điện thoại và emails, tôi tự nhiên thấy được rằng là Việt Nam hiện nay có 3 cánh đồng truyền giáo chính yếu, đó là cánh đồng truyền giáo ở Miền Thượng Du Bắc Biệt, bao gồm 3 Giáo Phận Lạng Sơn, Hưng Hóa và Bắc Ninh, cánh đồng truyền giáo ở Miền Tây Nguyên Trung Việt, bao gồm 2 Giáo Phận Kontum và Ban Mê Thuột, và cánh đồng truyền giáo ở Miền Hậu Giang Nam Việt, bao gồm 3 Giáo Phận Long Xuyên, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Những vị mà tôi liên lạc ở Việt Nam liên quan đến chuyến về Việt Nam lần đầu tiên của Nhóm TĐCTT 2016 này, kể cả các vị linh mục thừa sai trẻ của Dòng Đồng Công, hay các vị nữ tu mà chúng tôi liên lạc để xin giúp cho chúng tôi thực hiện thiện chí truyền giáo của chúng tôi ở Giáo Phận của các vị (như Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa và Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột), hoặc xin được ghé ăn ngủ trong hành trình truyền giáo xuyên Việt của mình, tôi hoàn toàn chưa bao giờ gặp và biết đến tên tuổi của các vị tí nào. Thế mà chúng tôi không ngờ lại được các vị tin tưởng và nồng hậu tiếp đón đến như thế, quá lòng mong ước của chúng tôi, đến độ chúng tôi cảm thấy mình nhận lãnh nhiều hơn là cho đi, hay cho đi thì thật ít nhận lại thì quá nhiều.
Trong số những nhận lại ấy, chính yếu nhất và trên hết cũng như trước hết, nơi chung cả nhóm cũng như nơi từng tâm hồn chúng tôi, đó là cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện thật là sống động của LTXC nơi chúng tôi cùng với việc LTXC tỏ mình ra hết sức hiển nhiên tỏ tường nơi hành trình truyền giáo xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 của chúng tôi, đến độ chúng tôi cứ ngẩn ngơ bỡ ngỡ từ ngày này sang ngày khác, từ lạ lùng này đến bàng hoàng kia. Điển hình nhất là 7 bonus hay 7 phúc lợi mà chúng tôi bất ngờ được hưởng trong cuộc hành trình lịch sử thiên định này, 7 phúc lợi hoàn toàn không có trong dự tính (như dự tính sẽ đến kính viếng Tượng Đài Chúa Kitô Vua hay Tượng Đài Đức Mẹ Bãi Dâu, như đã được tường thuật trong bài Những Điểm Đến Cuối Cùng) của cuộc hành trình này.
Sau đây là 7 bonus hay phúc lợi, theo thứ tự thời gian, chúng tôi hoàn toàn
không ngờ đã được hoan hưởng một cách rất ngoạn mục và say mê với tất cả
lòng tri ân cảm tạ LTXC:
1- Được kính viếng Đền Thánh LTXC ở Hòa Bình GP Hưng Hóa Thứ
Sáu 23/9/2016 đứng
uy nghi trên đồi cao là nơi (có thể nói là Đền Thánh LTXC duy nhất ở
VN) được Cha Thoại (70 tuổi) cho biết thật là linh thiêng về nguồn gốc của nó;
3-
Được ghé qua Formosa ở Hà Tĩnh GP Vinh Chúa
Nhật 25/9/2016
để
thăm Giáo Xứ Đông Yên mới và biếu tặng quà cho các nạn nhân bị thảm họa cá chết
từ 4/2016. Chúng em không có giờ biếu tặng quà nên chính Sơ Bề Trên Quy đã đích
thân làm thay.
4-
Được gặp Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Thứ Ba 27/9/2016, một thời điểm mà ngài đã duụ tính đến từ 1 tuần trước, và bao
giờ cũng xuất hiện một cách âm thầm và bất ngờ.
5-
Được kính viếng Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum Thứ
Sáu 30/9/2016 do
Cha Minh Chiến, điệp viên 000 (không không biết) kiêm hướng dẫn viên du lịch
lành nghề, đã gợi ý, hướng dẫn và dâng lễ cho phái đoàn TĐCTT ở đấy sáng hôm
trời mưa 29/9/2016.
6-
Được tham dự vũ nguyện Mân Côi ở Dòng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột Thứ
Bảy
1/10/2016 thật là tuyệt vời, bao gồm cả các vũ nguyện do chính các sơ diễn xuất
mà còn do đoàn vũ cùng đoàn nhạc dân tộc hợp vũ.
7- Được kính viếng Đền Cha Trương Bữu Diệp ở Cà Mau Thứ Tư 5/10/2016, một Đền Thánh to lớn với đủ mọi phòng ốc (mồ của cha, phòng kỷ vật, nhà thờ, nhà trọ, khu đậu xe hơi và xe gắn máy v.v.)
1- Được kính viếng Đền Thánh LTXC ở Hòa Bình GP Hưng Hóa Thứ Sáu 23/9/2016
Trong Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt của Nhóm TĐCTT chúng tôi ở Hưng Hóa nhờ Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa phác họa, chúng tôi chỉ biết những chốt điểm cần đến để biếu tặng quà truyền giáo của chúng tôi, như Phù Yên, Mai Sơn và Sông Mã, thế thôi. Thế nhưng, khi biếu tặng quà truyền giáo ở Sông Mã xong vào buổi sáng hôm ấy, Thứ Sáu 23/9/2016, Sơ Hoạch là chính trong hai sơ được sai đi chỉ đường dẫn lối cho chúng tôi mới nói với chúng tôi về hành trình của ngày hôm ấy. Theo sơ thì nên bỏ Sông Mã, bằng không sẽ về lại nhà dòng vào buổi tối hơi muộn, và trên đường về nhà dòng của sơ hôm đó sẽ có giờ ghé thăm Giáo Xứ Kiệt Sơn để ăn trưa, và ghé kính viếng Đền Thờ LTXC ở Hòa Bình cũng ngay trên đường về.
Vì hoàn toàn lệ thuộc vào sự hướng dẫn khôn ngoan của sơ, tôi đã đồng ý như sơ phác họa và đề nghị, cho chuyến đi của phái đoàn đỡ mệt mỏi và vất vả, vì đường còn rất dài trước mắt, trong khi đêm vừa rồi quả thực là một đêm truyền giáo với bao thiếu thốn về mọi thứ đối với những con người đã từng sống đầy đủ tiện nghi ở Hoa Kỳ, cho dù có thiện chí dấn thân truyền giáo đến đâu chăng nữa. Thật ra chúng tôi chẳng biết Đền Thờ LTXC ở Hòa Bình này như thế nào, và sơ cũng chẳng nói cho chúng tôi biết sự tích về đền thờ này. Thế nhưng, vừa đến nơi, chúng tôi mới thấy quả thực là một sự lạ, là một kỳ công về kiến trúc ở Việt Nam, có thể nói là Đền Thờ LTXC duy nhất và đầu tiên ở Việt Nam, là một đền thờ linh thiêng về xuất xứ của nó, và dáng vẻ uy nghi của nó ở trên một ngọn đồi cao trông xuống thung lũng và đồng bằng chung quanh, như LTXC luôn quan tâm đến hạ giới tội lỗi và khốn khổ.
Cha Thoại là vị linh mục chánh xứ Hòa Bình, vị linh mục đã được sai phái tới một vùng đã hoang đạo cả trên 50 năm, thế mà LTXC đã dùng ngài để có thể tái lập thành một Giáo Xứ Hòa Bình trong Giáo Phận Hưng Hóa nghèo khổ, với một Đền Thánh LTXC uy nghi linh thánh. Theo ngài kể có 2 sự lạ liên quan đến đền thánh này như sau: sự lạ thứ nhất đó là mảnh đất của đền thánh này đầu tiên đã bị chính phủ từ chối, nhưng sau Tuần Chín ngày kính LTXC vừa xong thì chính phủ đột nhiên báo cho ngài biết rằng họ sẽ xét lại và cuối cùng đã cho phép ngài sử dụng khu đất ấy; sự lạ thứ hai đó là chi phí cho việc xây cất ngôi thánh đường kính trở thành Đền Thờ LTXC hiện nay, do một người ngài hoàn toàn không quen biết, đã dâng cúng 500 ngàn Mỹ kim, qua công trong nhà băng của ngài, vị linh mục bấy giờ mới mở công trong nhà băng để nhận tiền, một số tiền mà chính ngài cũng không biết được là nhiều đến như vậy.
Riêng tôi, nghe thấy thế, sau khi vào kính viếng Đền Thờ LTXC đầy linh thiêng trong chính Năm Thánh Thương Xót 2016 này, nơi chúng tôi đã cử hành LTXC bằng Chuỗi Thương Xót và sau đó được lĩnh phép lành Năm Thánh Thương Xót của vị linh mục chánh xứ, tự nhiên tôi nẩy lên một tư tưởng là đóng góp cho Đền Thánh LTXC này một số tiền, bằng cách mỗi người trong phái đoàn 20 người chúng tôi góp chung lại, 25 Mỹ kim một người. Ai cũng đồng ý ngay và trước khi chia tay chúng tôi đã trao cho vị linh mục 70 tuổi này bao thư số tiền nhỏ mọn ấy, và có lẽ nhờ đó LTXC đã càng trở nên rạng ngời hơn trong cuộc hành trình của chúng tôi qua những bonus khác sau đó mà chúng tôi không biết. Sau đây là một số hình ảnh lưu niệm bonus đầu tiên của LTXC này của chúng tôi.
Đại diện phái đoàn, tôi chúc quí cha, nhất là vị tân linh mục, được thực sự sống Cái Tôi của mình là Chúa Kitô chẳng những trên bàn thờ và trong tòa giải tội mà còn qua mục vụ
3- Được ghé qua Formosa ở Hà Tĩnh GP Vinh chiều Chúa Nhật 25/9/2016
Nếu Đền Thánh LTXC ở Giáo Xứ Hòa Bình GP Hưng Hóa là do sơ Hoạch dòng này dẫn tới thế nào thì Formosa cũng thế, là do một trong hai sơ được lệnh bề trên đi theo xe của chúng tôi từ nhà dòng ở Nghệ An đến Hà Tĩnh để tham quan và tặng quà bác ái cứu trợ. Trên xe, chúng tôi ước mong nhân dịp đến Hà Tĩnh ghé tham quan Formosa một chút, và đã được sơ ấy tìm cách đáp ứng lòng mong ước của chúng tôi. Bằng cách gọi cho một người quen biết Formosa trong vùng này, và nhân vật này đã đến ở trên xe chúng tôi, cho chúng tôi biết tình hình và dẫn chúng tôi đi thẳng tới và đi dọc theo vùng hoạt động rất rộng lớn của Formosa này, nơi mà một tuần sau đã xẩy ra vụ xuống đường biểu tình lớn vào ngày 2/10/2016:
4- Được gặp Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Thứ Ba 27/9/2016
Quả thực riêng tôi rất muốn được gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, vị mà tôi đưoọc biết, qua một chị trong nhóm về Việt Nam trước đây 3 năm, về cho biết ngài đang muốn làm một Khu Vườn Fatima và muốn hiến dâng Nước Việt Nam cho Đức Mẹ Fatima. Bởi thế, tôi đã nhờ chị này, về Việt Nam lần nữa, cách đây cũng 2 năm, đem về biếu tặng ngài một ít tấm postcard về "Chiến Dịch Ngũ Niên (2012-2017) cho Trái Tim Mẹ Toàn Thắng trên Quê Hương Việt Nam", với tấm hình Trái Tim Mẹ ở mặt trước và tâm nguyện cầu cùng Mẹ cho Giáo Hội Việt Nam và Quê Hương Việt Nam.
Không ngờ, khi đột nhiên được gặp ngài vào buổi sáng ở Trung Tâm Lavang hôm ấy, tôi hỏi trước mặt phái đoàn của tôi rằng ngài có nhận được tấm postcard này hay chăng thì ngài liền nói đã nhận được và muốn có thêm nhưng liên lạc với tôi bằng email mấy lần chẳng được. Tôi vội vàng xin lỗi ngài, vì vào thời điểm 2014, ngay trước chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 4/2014, tôi bị trục trặc cả về điện thư và điện toán, đến nỗi phải đổi hẳn một email khác. Tôi hỏi ngài rằng ngài có muốn tấm postcard này nữa hay chăng thì ngài nói rằng ngài đã có cách để làm thêm như thế rồi.
Trong email gửi cho tôi ngày 12/10/2016, ngài đã hồi âm cho email tôi gửi cám ơn ngài đã cho chúng tôi bất ngờ được gặp ngài hôm ấy, nguyên văn ngài viết như sau:
"Tôi cũng rất vui được gặp anh tại đúng linh địa La vang
Đúng là một cuộc gặp gỡ thiên định. Đó là, như chính ngài cho chúng tôi biết
rằng đáng lẽ ngài đã đến Trung Tâm Lavang vào tuần trước, nhưng chẳng biết làm
sao lại vào chính ngày hôm ấy. Ngài đã đến một cách đột xuất bất ngờ, đến độ
chính cha giám đốc cũng không biết, qua lời cha tuyên bố và giới thiệu ngài ở
đầu lễ hôm ấy. Theo tôi, là vì một đàng chúng tôi thật lòng mong gặp ngài mà vì
nhu cầu truyền giáo không có đủ giờ ghé thăm ngài, và một đàng Đức Mẹ dường như
muốn Nhóm TĐCTT chúng tôi, đã có ý định và đang tổ chức Hành Hương Thánh Mẫu
Trái Tim Mẹ Toàn Thắng 2017 nhân dịp Bách Chu Niên Fatima, được góp phần một
chút nào đó cho công cuộc xây dựng một Khu Vườn Fatima của ngài và với ngài.
Riêng tôi, lý do xẩy ra cuộc gặp gỡ này đã được ngài cảm nhận qua mấy câu email
ngài viết cho tôi, nhất là 2 câu mở đầu: "Tôi
cũng rất vui được gặp anh tại đúng linh địa La vang
Ch
5- Được kính viếng Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum Thứ Sáu 30/9/2016
Đức Mẹ Măng Đen
1.2.1. Truớc tiên là câu chuyện ông Bá phát hiện pho tượng Đức Mẹ bị tàn phế, do vợ ông là bà Hằng kể lại cho một tín hữu công giáo (ông L., tạm đọc là Lành) ngày 09-12-2006. Chính việc ông Lành đi gặp bà Hằng cũng là do một sự tình cờ khá hy hữu. Hôm đó ông Lành ăn trưa trong quán tại thị trấn Kon Plông, và theo thói quen công giáo, ông làm Dấu Thánh Giá trước bữa ăn, khiến một thanh niên kia tò mò, thấy thế liền tới bắt chuyện. Anh này tự giới thiệu là P.(tạm đọc là Phả), cũng là người công giáo, nhưng do kế sinh nhai nên đã thôi hành đạo công khai. Anh ta biết bàmHằng và biết rằng bà này đã phát hiện một pho tượng Đức Mẹ gãy tay và đang muốn đem về nhà bà ta. Chính anh Phả này đề nghị với ông Lành:”Hay là anh thỉnh đem (tượng) về đi”. Điều khiến ông Lành ngạc nhiên là nhà bà Hằng ở ngay trước mặt nhà mình, mà ông không hề nghe bà ấy kể chuyện tượng Đức Mẹ. Ông Lành hứng chí, bỏ nghỉ trưa, đi ngay về nhà để gặp bà Hằng. Theo bà này kể, thì vào năm 1987, tức 4 năm sau khi phát hiện tượng đài với pho tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn, chồng của bà đi học tại Quy Nhơn, đã hai lần nằm mơ thấy cái đầu và hai bàn tay của pho tượng bay lơ lửng gần bên pho tượng. Sau lần mơ thứ nhất, ông Bá về Măng Đen kiểm tra thì thấy đúng là pho tượng không còn đầu và tay nữa. Ông vẫn chưa tìm ra cách ứng xử nào. Sau lần nằm mơ thứ hai tại Quy Nhơn, với nội dung giấc chiêm bao giống như lần trước, ông đâm ra bối rối, trở về nhà, đem chuyện kể với mấy người thợ đang lao động trong mỏ đá của ông. Trong số này có một người công giáo, tuy không phải là nghệ nhân chuyên nghiệp, nhưng vì thương hại sự bối rối của ông chủ bên lương, và cũng có thể do lòng kính mến Đức Mẹ, nên đã theo cảm hứng hồn nhiên dùng xi măng đắp thêm cái đầu vào pho tượng với gương mặt không giống Đức Mẹ Fatima thông thường bao nhiêu, nhưng mang dáng dấp Phật Bà Quan Âm. Nghệ nhân nghiệp dư ấy cũng ráp hai bàn tay mới vào pho tượng, (nhưng sau đó cả hai đã rơi xuống, nằm vùi dứơi đất gần tượng đài5). 4 Xem Nội San “PATER”, Hội Thánh Phụng Thờ Thiên Chúa & Phục Vụ Anh Em, Tòa Giám Mục Kontum – 56 Trần Hưng Đạo – Kontum, số 04/2007 trang 51-53. Nghĩa cử của ông chồng bên lương có đính kèm hành động mang tính tín ngưỡng cao: ông thành kính thắp nhang cầu nguyện trước pho tượng vừa được phục chế. Kết quả là: từ đó ông hết nằm mơ thấy pho tượng trong giấc ngủ, đồng thời kinh tế gia đình ông khấm khá lên hơn trước.
1.2.2. Thứ đến là câu chuyện chụp hình do chính ông Lành kể : ngay trưa hôm đó (09-12-2006) Ông Lành chở bà Hằng đến tượng đài do bà chỉ đường. Với chiếc máy kỹ thuật số, ông muốn chụp hình bà đứng bên tượng đài làm tư liệu. Bà từ chối vì sợ. Cuối cùng do ông Lành nài nỉ, bà đồng ý chụp. Ông chụp cho bà, sau khi bà đã bấm máy cho ông. Nhưng kỳ lạ thay: những kiểu chụp cho bà Hằng thì không thấy có hình nào cả, còn những kiểu chụp cho ông Lành thì có ảnh rõ nét! Tác giả Phước Nguyên bình luận “đây là một điềm lạ nữa”.
1.2.3. Thứ ba là câu chuyện anh tài xế xe ủi bên lương do anh Phả kể cho ông Lành trưa hôm 09- 12-2006: “Xe ủi đang ủi đường theo mốc phóng mở đường vòng đai thị trấn này (Kon Plông), khi đến gần tượng đài (cách trung tâm thị trấn khỏang 1 km) thì bị tắt máy hoặc máy vẫn nổ mà không tiến được. Kêu thợ đến sửa thì thợ bảo máy vẫn tốt. Sau đó người ta mới nhận ra có bức tượng ở phía trước mặt (chắc hẳn là pho tượng đã được phục chế như đề cập trên đây), anh tài xế lại rồ máy và ủi tránh sang một bên – nên con đường giờ đây hơi cong so với dự tính ban đầu của nhà quy họach” – và xe đã chạy ngon lành.
1.2.4. Sau đó (nghĩa là sau cuộc gặp gỡ với anh Phả và bà Hằng), ông tín hữu nhiệt thành ấy lên làm cỏ, trồng cây…và không ai bảo ai, tin loan rất nhanh… Điều đáng nói là trong suốt 23 năm (từ1983 đến 2006) hoặc lâu hơn thế nữa, 32 năm (từ 1974 đền 2006) không một tín hữu công giáo nàobiết mà đến chăm sóc pho tượng. Ông Lành là người công giáo đầu tiên đuợc thấy pho tượng ĐứcMẹ Cụt Tay vào ngày 9-12-2006. Chính ông đã trình báo ngay cho Tòa Giám Mục Kontum. Vàngày 28-12-2006 phái đoàn gồm Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, cùng một số linh mục, tu sĩ đếnkính viếng Đức Mẹ Măng Đen lần đầu tiên. Và ngày 09-12-2007, lần đầu tiên Đức Giám Mục GiáoPhận cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân (cả giáo lẫn lương, cả Kinh lẫn Thuợng) đãdâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Ý là chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 08-12, nhưngTòa Giám Mục bận, nên mới dời sang ngày 09-12-2007, trùng với ngày giáp một năm ông giáo dânLành được bà Hằng bên lương dẫn tới xem pho tượng. Như vậy hiện tượng “hàng ngày có vài xe đò đến hành hương kính Mẹ (và) dưới chân tượng đài đầy hoa, nến, nhang và vài tấm bảng “Tạ ơn Mẹ” chỉ mới bắt đầu từ mùa Giáng Sinh 2006.
http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-Bai-Viet-LichSu-HinhThanh
TĐCTT Kính Viếng Đức Mẹ Măng Đen
Cuộc kính viếng Đức Mẹ Măng Đen cũng hoàn toàn bất ngờ
như các bonus trước đó. Trên đường từ Phong Nha Quảng Bình về Trung Tâm Lavang
hôm 26/9/2016, tôi đã nhận được email hỏi thăm của vị linh mục thừa sai ở
Kontum, nơi chúng tôi sẽ tới vào ngày 29/9/2016, rằng:
"Cuộc hành trình truyền giáo của đoàn mình thế nào rồi anh?
Thế là xong. Vị linh mục thừa sai ở Kontum mà tôi liên lạc đã dẫn chúng tôi, sau buổi chiều thăm viếng và biếu tặng quà truyền giáo cho 3 chốt điểm khác nhau trong tầm phục vụ của ngài, đã dẫn chúng tôi về ăn ngủ ở Dòng Thánh Phaolô Pleiku, một nơi ẩn khuất nhưng thật nên thơ và là nơi thường được sử dụng tĩnh tâm của Giáo Phận Kontum. Sáng hôm sau, dù trời mưa, vị linh mục của chúng tôi đã đến như ước hẹn và đi trên xe với chúng tôi để dẫn chúng tôi đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, nơi chúng tôi đã thấy có mấy chục anh chị em người Thượng ngồi chờ dự lễ ở đó, nơi vị linh mục dẫn chúng tôi đi dâng lễ cho cả chúng tôi lẫn anh chị em dân tộc thiểu số bấy giờ, những người anh chị em sau lễ chúng tôi đã tặng cho một ít đồ ăn trưa.
Vị linh mục thừa sai này đã dẫn chúng tôi trở về lại Dòng Thánh Phaolo để bỏ ngài ở đó cho ngài lấy xe gắn máy lái về trụ sở của ngài. Tuy nhiên, vì ngài muốn khoản đãi chúng tôi bữa trưa ở một tiệm gần Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Kontum, một nhà thờ bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu văn hóa của những người anh em dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vì khoảng đường 300 cây số từ nhà thờ chính tòa về Ban Mê Thuột, vả lại trời mưa liên miên từ sáng tới bấy giờ, sau khi ghé tham quan nhà thờ chính tòa một chút bề ngoài, chụp mấy tấm hình, rồi chúng tôi lên đường ngay, không kịp ăn bữa trưa của ngài. Ngài đã tặng cho chúng tôi mỗi người một cái lắc đeo tay của người Thượng để làm kỷ niệm...
Sau đây là những tấm hình lưu niệm chuyến đến kinh viếng Đức Mẹ Măng Đen này:
6- Được tham dự vũ nguyện Mân Côi ở Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở BMT Thứ Bảy 1/10/2016
Chính vì quyết định đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, được thông cảm bởi sơ cao Trọng Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột mà nhóm TĐCTT mới được dịp thưởng thức và tham dự vũ nguyện Mân Côi, một vũ nguyện hoàn toàn mới lạ, không một ai trong nhóm đã từng thấy, được diễn ra vào chiều Thứ Bảy 1/10/2016 trong nguyện đường của dòng, sau chuyến viếng thăm và biếu tặng quà truyền giáo của nhóm hôm ấy.
Tất cả chỉ có 4 chục Mân Côi, nhưng trước mỗi một chục kinh, có một lời nguyện, và sau từng chục có một vũ nguyện. Sau chục thứ nhất là vũ nguyện của các sơ nhà thử và nhà tập đội lúp trắng, sau chục thứ hai là vũ nguyện của đệ tử sinh trong chiếc áo dài trắng, sau chục thứ ba là của các em gái người Thượng với dàn nhạc theo văn hóa của dân tộc thiểu số các em do nam giới người Thượng ở cuối nhà nguyện chơi một cách chuyên nghiệp, sau chục thứ bốn là vũ nguyện bao gồm cả 3 thành phần của ba chục trước là các sơ tập sinh, thử sinh, lẫn đệ tử sinh và của các em nữ thiểu số.
Riêng tôi là người đầu tiên, trong nhóm cũng như trong số tham dự viên từ ngoài vào bấy giờ, được một sơ mời lên gác đàn ở cuối nguyện đường để coi cho dễ và để chụp hình cho đẹp. Thế nhưng, để có thể lấy được toàn cảnh và lấy hình từ nhiều góc cạnh khác nhau, tôi đã chạy xuống và lên hẳn cung thánh để chụp xuống, ở cả hai bên trái và bên phải. Vũ nguyện Mân Côi được kết thúc thì toàn thể các em nam nữ thiểu số ra trước nguyện đường chụp hình lưu niệm.
Vũ Nguyện Mân Côi thứ nhất bởi các sơ thử sinh và tập sinh
Vũ Nguyện Mân Côi thứ hai bởi đệ tử sinh
Vũ Nguyện Mân Côi thứ ba bởi các em nữ thiểu số
Vũ Nguyện Mân Côi thứ bốn bao gồm cả 3 thành phần của 3 chục trước
7- Được kính viếng Đền Cha Trương Bửu Diệp ở Cà Mau Thứ Tư 5/10/2016
Câu chuyện đến đền Cha Trương Bửu Diệp cũng hoàn toàn xẩy ra bất ngờ, vào chính chiều hôm trước, chiều mà đoàn TĐCTT đền Giáo Xứ Hòa Phú huyện Giồng Riềng. Khi nghe thấy Cha Trần Ngọc Bính, vị linh mục coi Giáo họ Xẻo Tam, cách Giáo Xứ Hòa Phú hơn 10 cây số, đến chào hỏi phái đoàn và cho biết ngày mai khi phái đoàn đến thăm viếng và tặng quà truyền giáo thì tới khoảng 10 giờ sáng là xong.
Thế là tôi chộp ngay lấy cơ hội ngàn vàng này để gợi ý với nhiều anh chị em TĐCTT đang ngồi nghỉ ngơi ở đó rằng: nếu vậy thì chúng ta có thể về Vũng Tầu sớm để có nhiều giờ hơn, hai là chúng tôi xuống Cà Mau không xa chốt điểm truyền giáo ở Giáo Phận Long Xuyên này bao nhiêu... Rồi một ý kiến từ đâu nhẩy vào, đề nghị xuống đền Cha rương Bửu Diệp ở Cà Mau. Mọi người liền hoan hô.
Thế nhưng, vấn đề giờ giấc cần phải giải quyết, vì vừa đi vừa về, mất cả chục tiếng đồng hồ sẽ không kịp. Đó là lý do 2 vị linh mục thừa sai đang có mặt ở đó bấy giờ mới bàn thêm về vấn đề chuyên chở, và đề nghị nên đi ngõ tắt nhanh hơn, nhưng phải đi bằng xe nhỏ, chứ không thể đi bằng xe lớn vẫn chở phái đoàn đi. Bấy giờ kể như tạm thời đồng ý với nhau là: 1- đi xuống đền Cha Trương Bửu Diệp, 2- đi bằng xe nhỏ thay vì xe lớn cho nhanh và kịp trở về.
Tuy nhiên, chiều hôm ấy, trước bữa tối, tôi được một "đại diện" anh chị em đến cho biết "các chị" (không biết bao nhiêu và là những ai?) sợ muỗi cắn nên không muốn ở thêm đêm thứ hai ở Giáo Xứ Hòa Phú nữa, mà nên từ đền Cha Trương Bửu Diệp về Cần Thơ, chứ đừng về lại Giồng Riềng, rồi từ Cần Thơ về Sài Gòn gần hơn. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, và cảm thông với những ai không chịu được muỗi cắn, tôi chấp nhận kế hoạch chuyển hướng này và loan báo cho anh chị em biết, ngay trong phiên họp chiều hôm ấy, một phiên họp đã phải sử dụng đến các thứ bẫy muối đặt dưới chân trên sàn nhà giữa mọi người...
Theo tôi, cũng có nhiều anh chị em không phải vì sợ muỗi mà trốn chạy, bởi chúng tôi chỉ ở có hai đêm là cùng, còn người ta ở đây cả đời thì có làm sao đâu! Tại sao mình đi truyền giáo mà chỉ muốn được hưởng những may lành và tiện nghi, không muốn chịu khổ một chút, thiếu thốn một chút, chịu đựng một chút... ít là về thời gian tạm ở chỗ này chỗ kia. Khi đụng phải thực tế mới biết mình đã quá quen với tiện nghi Mỹ quốc rồi. Nóng một tí thì không chịu được, cần phải bật quạt ngay nếu không có máy lạnh, và phòng mà không có máy lạnh dù có quạt cũng chưa đủ.
Theo tự nhiên, chúng ta dễ cảm thương người nghèo khổ nhưng lại không thể sống nghèo khổ như họ, theo gương Chúa Giêsu vốn giầu sang nhưng đã trở nên nghèo khó như con người trần gian (xem 2Corinto 8:9). Sống LTXC không phải ở chỗ thấy "thương hại" hơn là thương xót mà bố thí, không phải chỉ ở chỗ biếu tặng quà, mà còn chính là và chủ yếu là ở chỗ xót xa những khốn khổ của người như của mình, nhờ đó chúng ta mới có thể chia sẻ nỗi/cảnh/tình trạng khốn khổ như họ, khốn khổ với họ và thậm chí khốn khổ thay họ nữa, như người Samaritano Nhân Lành trong Phúc Âm Thánh Luca đối với nạn nhân ngấp ngoái xa lạ (xem Luca 10:25-37), như Chúa Kitô đã chết cho nhiều người được sống (xem Mathêu 20:28).
Vị linh mục chánh xứ Giáo Xứ Hòa Phú biết thế đã thuê xe 30 chỗ cho chúng tôi và hẹn 1 giờ chiều hôm sau thì đi. Riêng tôi cũng đã nhờ anh giám đốc Huỳnh An Khang của hãng xe chở chúng tôi thuê khách sạn cho chúng tôi sẵn ở Cần Thơ, và chuyên chở đồ của chúng tôi mang vào Giáo Xứ Hòa Phú ra xe và chở đến thẳng khách sạn ở Cần Thơ. Sau khi anh tìm hiểu giá cả cho tôi biết, thì thấy không có bữa tối mà chỉ có bữa điểm tâm, tôi nhờ anh đặt bữa tối cho chúng tôi luôn, với menu kham khổ hợp với tinh thần truyền giáo, nhưng khi chúng tôi đãi ban phục vụ chuyên chở cho chúng tôi vào buổi trưa trên đường từ Sài Gòn xuống Vũng Tầu hôm Thứ Năm mùng 6/10/2016, chúng tôi đã đãi họ một bữa với menu hạng nhất và ở một khu nghỉ mát nên thơ (xin xem ở phần quê hương đất nước). Chúng tôi đã trích quĩ chi tiêu chung để trang trải cho khách sạn và bữa tối ở Cần Thơ.
Trong chuyến đi trên chiếc xe 30 chỗ chở chúng tôi đến đền Cha Trương Bửu Diệp này, vừa đi vừa về khoảng 7 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới càng cảm thấy LTXC quan phòng cho chúng tôi chiếc xe 45 chỗ êm ái và thoải mái biết là chừng nào. Khi xuống tới nơi, vì tài xế lạc đường mất gần nửa tiếng, chúng tôi chỉ còn đúng 50 phút để tham quan đền Cha Trương Bửu Diệp, và lên xe về Cần Thơ vào lúc 5 giờ chiều để về đến Cần Thơ vào khoảng hơn 8 giờ tối.
Phần tôi, 50 phút này chỉ đủ cho tôi đi khắp nơi khắp chốn ở trung tâm khá lớn và khá sang trọng này, (cũng may không vào các ngày cuối tuần rất đông bằng không sẽ không thể nào kịp giờ), để chụp ảnh kỷ niệm về một trung tâm hành hương nổi tiếng hiện nay ở Việt Nam. Trung Tâm này bao gồm ngôi Thánh Đường Tắc Sậy ở chính giữ và được xây lên cao để bên dưới làm hầm đậu xe gắn máy phía trên, "Nơi an nghỉ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp" ở bên cánh trái nhà thờ (bên tượng Đức Mẹ cuối nhà thờ) cùng với các phòng sinh hoạt gần đấy, phòng triển lãm kỷ vật và xin lễ xin khấn ở bên phải nhà thờ (bên tượng Thánh Giuse ở cuối nhà thờ) cùng với giẫy phòng trọ 5 lầu cho khách hành hương, và giẫy nhà vệ sinh ở đầu nhà thờ v.v. Sau đây là các hình ảnh tôi cố gắng chụp được đầy đủ bao nhiêu có thể hôm ấy, theo thứ tự như tôi vừa kể trên đây:
Mặt Tiền của Thánh Đường Tắc Sậy
Bên trong Thánh Đường Tắc Sậy
Chung Quanh ngoại biên của chính Thánh Đường Tắc Sậy
Bên ngoài ở cánh trái của Thánh Đường Tắc Sậy nhìn xuống
Bên ngoài ở cánh phải của Thánh Đường Tắc Sậy nhìn sang khu nhà trọ cho khách hành hương 3 lầu
Lầu trệt trong 3 lầu của Thánh Đường Tắc Sậy
Khu vực bên cánh trái (có tượng Đức Mẹ ở bên dưới cuối) Thánh Đường Tắc Sậy
Bên trong nơi an nghỉ của Cha Trương Bửu Diệp
Khung cảnh và phòng ốc vẫn ở bên cùng phía với nơi an nghỉ Cha Trương Bửu Diệp
Ở đầu nhà thờ phía bên dưới, lối cổng phía sau và dẫy nhà nghỉ tiến sáng khu nhà vệ sinh và lầu nghỉ trọ bên cánh phải của nhà thờ
Hầm đậu xe bên dưới Thánh Đường từ đầu nhà thờ ở giẫy nhà nghỉ nhìn vào
dẫy nhà vệ sinh ở giữa giẫy nhà ngồi nghỉ ngơi ăn uống và giẫu lầu trọ đêm cho khách hành hương
Lầu trệt của giẫy nhà lầu trọ đêm cho khánh hành hương là phòng xin lễ cũng là phòng triển lãm di tích của ngài kiêm phòng kỷ vật để ngắm nhìn hơn là để bán (chút ít)
Khu Vực bên phải (có tượng Thánh Giuse ở bên dưới cuối thánh đường) của Thánh Đường Tắc sậy
Phải công nhận rằng đền của một vị tử đạo chưa được phong chân phước hay hiển thánh như Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở đây
còn nguy nga, đồ sộ, lộng lẫy và đông đảo cùng được sùng mộ hơn bất cứ Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam chung 117 vị đã được phong hiển thánh nào trên khắp thế giới...
Phải chăng là vì tín hữu nhận được nhiều ơn khấn hứa từ vị chưa được phong thánh này, nhưng vấn đề ở đây đó là người được ơn có sống đức tin tử đạo như ngài hay chăng?
Hoặc có xin ngài chuyển cầu cho được ơn tử đạo như ngài, được diễm phúc tử đạo như ngài hay chăng?
Xin Xem Tiếp
1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt
2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016
3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016
4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016
5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn
6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016
8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016
10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016
11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016
12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016
14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình 6-7/10/2016
15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus
16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay
17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự
18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai