“Chỉ Duy Một Ḿnh Thiên Chúa”

  Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:

Tông Thư Kỷ Niệm 50 Năm Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort được Giáo Hội Tuyên Phong

  

Kính Cha William Considine,

Bề Trên Tổng Quyền Hiệp Hội Maria

Kính Thày Jean Friant,

Bề Trên Tổng Quyền Chư Huynh Hướng Dẫn Kitô Giáo Thánh Gabiên

Kính Mẹ Barbara O’Dea,

Bề Trên Tổng Quyền Nữ Tử Khôn Ngoan

 

1.         Gia Đ́nh Montfort sắp bắt đầu một năm giành để mừng kỷ niệm 50 năm Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort được tuyên phong, một biến cố đă diễn ra ở Rôma ngày 20/7/1947. Cùng với Hiệp Hội Maria, Chư Huynh Hướng Dẫn Kitô Giáo Thánh Gabiên và Nữ Tử Khôn Ngoan, tôi hân hoan dâng lời tạ ơn Chúa về ảnh hưởng của vị thánh truyền giáo này gia tăng, vị thánh thực hiện những hoạt động tông đồ được dưỡng nuôi bởi một đời sống thiết tha nguyện cầu, một đức tin bất khả lay chuyển nơi Thiên Chúa Ba Ngôi và một ḷng sùng kính đậm đà với Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc.

 

Sống nghèo giữa người nghèo, hoàn toàn ḥa nhập với Giáo Hội bất chấp bị hiểu lầm, Thánh Louis-Marie đă lấy khẩu hiệu với những lời lẽ giản dị sau đây: “Chỉ Duy Một Ḿnh Thiên Chúa”. Ngài đă xướng lên rằng: “Chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là niềm êm ái của tôi, chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là sự nâng đỡ cho tôi, chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là mọi sự thiện hảo của tôi, là sự sống của tôi và là kho tàng của tôi” (Canticle 55,11). Ngài hoàn toàn mến yêu Thiên Chúa. Chính với Thiên Chúa và cho Thiên Chúa mà ngài đă đến với người khác và đă tiến hành sứ vụ truyền giáo. Liên lỉ ư thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, toàn thể con người của ngài là nhân chứng cho thần đức bác ái mà ngài muốn chia sẻ với hết mọi người. Các việc làm và lời nói của ngài chỉ có một mục đích duy nhất, đó là kêu gọi con người ta hăy hoán cải và thúc đẩy họ hăy sống cho Thiên Chúa. Các văn liệu của ngài đầy những chứng từ và lời chúc tụng Lời Nhập Thể cùng Mẹ Maria là “tuyệt phẩm của Đấng Tối Cao, phép lạ của Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu” (Love of Eternal Wisdom, 106).

 

2.         Sứ điệp được Cha de Montfort để lại cho chúng ta là những ǵ xuất phát sâu xa từ những suy niệm của một nhà thần bí như ngài, cũng như từ giáo huấn mục vụ của một vị tông đồ như ngài. Theo những chiều hướng thần học lớn thịnh hành vào thời ấy, ngài đă bày tỏ niềm tin tưởng của bản thân ngài hợp với nền văn hóa thuộc thời điểm của ngài. Bằng những chiều hướng thi ca và có tính cách quen thuộc với ngôn ngữ của độc giả, văn từ của ngài có thể làm cho những người hiện đại của chúng ta ngỡ ngàng, song cũng không thể không làm cho chúng ta cảm thấy được những trực giác phong phú của ngài. Đó là lư do tại sao công cuộc (biệt chú: ở đây ĐTC nói tới tổng hợp toàn bộ trước tác của vị thánh sáng lập của ḿnh) được Gia Đ́nh Montfort thực hiện ngày nay là những ǵ quí hóa: nó giúp cho tín hữu thấu triệt được mối liên kết chặt chẽ của một nhăn quan thần học và tu đức luôn hướng tới một đời sống gắn bó với đức tin và đức ái.

 

Trước hết, Thánh Louis-Marie làm cho chúng ta cảm phục cái linh đạo thần trung (theocentric spirituality) của ngài. Ngài có được “một cảm thức về Thiên Chúa và về sự thật của Thiên Chúa” (Love of Eternal Wisdom, 13), và biết cách truyền đạt niềm tin của ngài nơi Thiên Chúa, khi cùng một lúc nói lên ưu phẩm uy nghi cao cả và êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là một suối nguồn tuôn tràn yêu thương. Cha Montfort không ngần ngại giải bày, thậm chí cho cả thành phần ngây ngô nhất, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là những ǵ chi phối việc cầu nguyện của ngài cũng như việc ngài suy tưởng về biến cố Nhập Thể cứu chuộc, một công cuộc của các Ngôi Vị thần linh. Ngài muốn chúng ta nắm được thực tại về sự hiện diện thần linh trong thời điểm của Giáo Hội. Ngài đă viết một cách đáng lưu ư là: “Dự án được ba ngôi Thiên Chúa tán thành nơi mầu nhiệm Nhập Thể ở lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu Kitô, là những ǵ Ba Ngôi theo đuổi từng ngày một cách vô h́nh ở khắp trong Giáo Hội và thực hiện cho tới ngày cùng tháng tận vào lúc Chúa Giêsu Kitô đến lần cuối” (Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, 22). Trong thời đại của chúng ta đây, chứng từ của ngài có thể giúp cho chúng ta sống đời Kitô hữu bằng một niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa hằng sống, bằng mối liên hệ thiết tha với Thiên Chúa và bằng một cảm nghiệm vững vàng về Giáo Hội, nhờ Vị Thần Linh của Cha và Con vẫn tiếp tục hiển trị cho tới nay (x Kinh Cầu Cho Các Nhà Truyền Giáo, 16).

 

3.         Con người Chúa Kitô làm chủ tâm tưởng của Thánh Grignion Montfort: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng ta, là Thiên Chúa thật và là người thật, cần phải là tột đỉnh của tất cả mọi ḷng sùng mộ khác” (Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, 61). Đối với ngài, Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể là thực tại chính yếu trên hết: “Ôi Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu và nhập thể… con tôn thờ Chúa… Đấng ngự trong ánh quang của Cha từ muôn đời muôn thuở và trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria, Người Mẹ xứng đáng nhất của Chúa, đồng thời cũng ở trong ánh quang Nhập Thể của Chúa” (Love of Eternal Wisdom, 223). Việc sốt sắng tôn sùng con người của Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng chủ chốt trong tất cả mọi văn bản của Cha Monrfort, thậm chí vẫn c̣n giữ được giá trị khôn lường của nó, v́ nó tiêu biểu cho một nhăn quan cân đối theo quan điểm tín lư, và dẫn tới việc gắn bó toàn thể con người của ḿnh với Đấng tỏ cho họ thấy ơn gọi thật sự của họ. Chỉ cần tín hữu có thể nghe lời kêu gọi này: “Chúa Giêsu Kitô (Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu) là tất cả những ǵ quí bạn có thể và cần phải mong ước. Hăy trông mong Người, hăy t́m kiếm Người,… một hạt ngọc quí giá duy nhất” (ibid., n.9)!

 

Việc chiêm ngưỡng sự cao cả của mầu nhiệm Chúa Giêsu đi liền với việc chiêm ngưỡng Thập Giá, một việc được Thánh Montfort coi là chính yếu của các sứ vụ ngài thực hiện. Thường trải qua những thử thách dữ dội, bản thân ngài biết được sức nặng của nó như thực sự ngài đă viết trong bức thư gửi cho người chị em của ngài để xin họ cầu cùng “Chúa Giêsu ban ơn cho tôi biết vác những thánh giá dữ dội nhất và nặng nề nhất” (Letter, n. 24). Ngày ngày ngài thực hành việc theo gương Chúa Giêsu qua những ǵ được ngài gọi là t́nh yêu điên rồ của Thập Giá, nơi ngài thấy được “cuộc vinh thắng của Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu” (Love of Eternal Wisdom, ch. XIV). Qua  hy tế ở đồi Canvê, Con Thiên Chúa đă biến ḿnh thành nhỏ mọn và thường hèn cho đến tận cùng; Người chia sẻ thân phận của anh chị em ḿnh là thành phần phải chịu khổ đau và chết chóc. Ở đây, Chúa Kitô tỏ t́nh yêu vô biên của ḿnh ra một cách hùng hồn và mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến sự sống mới. Thánh Louis-Marie, vị đă theo Chúa Kitô và “cắm lều của ḿnh nơi Thập Giá” (ibid., n.180), làm chứng cho một sự thánh thiện cần phải được hậu duệ của ngài trong Gia Đ́nh Montfort có phận sự truyền đạt lại để tỏ cho thế giới này thấy sự thật của t́nh yêu thương cứu độ.

 

4.         Để biết được Đấng Khôn Ngoan Hằng Hữu này, Đấng Khôn Ngoan tự hữu và nhập thể, Thánh Grignion de Montfort đă mời gọi con người hăy tin tưởng vào Đức Trinh Nữ Maria, Vị bất khả tách biệt khỏi Chúa Giêsu đến nỗi “tách ánh sáng khỏi mặt trời c̣n dễ hơn” (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, 63). Ngài thi sĩ khôn sánh và là người môn đệ của Mẹ Đấng Cứu Thế, Người Mẹ được ngài tôn kính như Vị vững chắc dẫn con người đến cùng Chúa Giêsu: “Nếu chúng tôi thiết lập một việc sùng kính lành mạnh đối với Đức Bà Diễm Phúc của chúng ta, th́ chỉ v́ chúng tôi muốn thiết lập ḷng tôn sùng Chúa Kitô một cách trọn hảo hơn, bằng cách cung cấp một đường lối bằng phẳng nhưng vững chắc để tiến tới với Chúa Giêsu Kitô” (ibid., n. 62). V́ Mẹ Maria là tạo vật được Chúa Cha tuyển chọn và hoàn toàn dấn thân cho sứ vụ từ mẫu của Mẹ. Được hiệp thông với Lời bằng việc tự nguyện đồng ư, Mẹ đă liên kết một cách đặc biệt với việc Nhập Thể và việc Cứu Chuộc, từ Nazarét đến Golgôta và Nhà Tiệc Ly, hoàn toàn trung thành với sự hiện diện của Thánh Linh. Mẹ “xin ơn Chúa cho hết mọi người nói chung và từng người nói riêng” (ibid., n. 164).

 

Thánh Louis-Marie cũng kêu gọi chúng ta hăy hoàn toàn phó ḿnh cho Mẹ Maria để đón nhận sự hiện diện của Mẹ nơi thẳm cung của linh hồn chúng ta. “Mẹ Maria trở nên tất cả mọi sự cho linh hồn nào muốn phụng sự Chúa Giêsu Kitô. Mẹ soi động trí khôn của họ bằng đức tin tinh tuyền của Mẹ. Mẹ làm cho tâm can của họ sâu thẳm bằng đức khiêm nhượng của Mẹ. Mẹ làm cho cơi ḷng của họ nới rộng và bừng cháy bằng đức ái của Mẹ, làm cho nó tinh tuyền bằng đức khiết trinh của Mẹ, làm cho nó cao sang và cao cả bằng việc chăm sóc từ mẫu của họ” (Secret of Mary, n. 57). Việc chạy đến cùng Mẹ Maria là việc dẫn con người tới chỗ giành một vị thế trọng đại hơn cho Chúa Giêsu trong đời sống của ḿnh; chẳng hạn, Thánh Montfort đă đặc biệt mời gọi tín hữu hăy hướng tới Mẹ Maria trước hiệp lễ như thế này: “Hăy nài xin Mẹ Maria cho các bạn mượn con tim của Mẹ để các bạn lănh nhận Con của Mẹ bằng những tâm tưởng của Mẹ” (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, 266).

 

Trong thời đại của chúng ta đây, khi mà việc tôn sùng Thánh Mẫu hết sức sống động nhưng không phải lúc nào cũng luôn đủ khôn sáng, th́ cần phải lấy lại cái ân huệ của Cha de Montfort và cái cung cách đúng đắn của ngài, để cống hiến cho Vị Trinh Nữ này một vị thế xác đáng và biết cách nguyện cầu cùng Mẹ: “Hỡi Mẹ t́nh thương, xin ban cho con ơn được Sự Khôn Ngoan thực sự của Thiên Chúa, để làm cho con thành một trong những ai được Mẹ yêu thương, dạy dỗ và dẫn dắt…. Ôi Vị Trinh Nữ trung thành nhất, xin làm cho con, trong hết mọi sự, trở thành một người môn đệ biết dấn thân, một người mô phỏng và là một nô lệ của Chúa Giêsu Con Mẹ, Sự Khôn Ngoan nhập thể” (Love of Eternal Wisdom, n 227). Chắc chắn là cần phải thực hiện một số thay đổi nào đó về ngôn từ, nhưng Gia Đ́nh Montfort phải tiếp tục việc tông đồ Thánh Mẫu của ḿnh theo tinh thần của vị sáng lập, nhờ đó giúp tín hữu bảo tŕ mối liên hệ sống động và thân t́nh với Mẹ, Vị được Công Đồng Chung Vaticanô II tôn kính như là một chi thể ngoại hạng và hoàn toàn chuyên nhất của Giáo Hội, khi nhắc lại rằng: “Như Thánh Ambrôsiô dạy, Người Mẹ Thiên Chúa là mẫu thức của Giáo Hội về lănh vực đức tin, đức ái và mối hiệp nhất trọn hảo với Chúa Kitô” (Lumen Gentium, n 63).

 

5.         Năm Mừng Kỷ Niệm 50 Phong Thánh Montfort làm cho chúng ta chú trọng tới những chiều hướng chính nơi linh đạo Thánh Louis-Marie, thế nhưng hầu như cũng thích đáng để nhắc lại rằng ngài là một vị thừa sai ngoại hạng về tầm vóc và ảnh hưởng. Ngay sau khi được thụ phong linh mục, ngài đă viết: “Tôi cảm thấy được thôi thúc quá sức trong việc làm cho Chúa Kitô và Mẹ Thánh của Người được yêu mến, được thôi thúc dạy giáo lư cho người nghèo một cách đơn hạ”. Ngài đă sống hoàn toàn trung thành với ơn gọi này, một ơn gọi ngài muốn chia sẻ với những vị linh mục muốn tham gia với ngài. Trong Lề  Luật Ḍng của Các Linh Mục Thừa Sai Thuộc Hiệp Hội Maria, ngài mời gọi hăy thực hiện việc tông đồ truyền giáo bằng việc rao giảng một cách giản dị, chân thành, dạn dĩ và bác ái, khi thêm rằng: “Ư hướng của vị linh mục cần phải thánh đức và chú trọng đến một ḿnh Thiên Chúa mà thôi. Vinh quang của Thiên Chúa cần phải là mối bận tâm duy nhất của họ và họ cần phải thực hành những ǵ họ giảng dạy” (n. 62).

 

Giờ đây khi mà nhu cầu tân truyền bá phúc âm hóa đă trở thành khẩn trương ở hầu hết các nơi trên thế giới th́ ḷng nhiệt thành của Cha de Montfort đối với Lời Thiên Chúa, mối quan tâm của ngài đối với thành phần rất nghèo khổ, khả năng ngài làm cho thành phần ngây ngô nhất hiểu được ngài và phấn khích ḷng đạo của họ, tài năng tổ chức của ngài, những việc ngài khởi động để bảo tŕ ân huệ bằng việc thành lập các phong trào đạo đức và cho giáo dân tham gia vào việc phục vụ người nghèo, tất cả những thứ đó, với những thích ứng cụ thể, có thể tác động thành phần tông đồ ngày nay. Một trong những cái liên tục trong nhiều sứ vụ được chính Thánh Louis-Marie giảng dạy đáng được nhấn mạnh đến hôm nay đây, đó là việc ngài kêu gọi hăy lập lại những lời hứa Rửa Tội, thậm chí ngài c̣n biến việc thực hành này thành một điều kiện tiên quyết để được xá tội và hiệp lễ. Điều này rất hay, theo chủ đề trong năm sửa soạn đầu tiên mừng Đại Năm Thánh 2000 đây, một năm giành riêng cho Chúa Kitô và bí tích Rửa Tội. Thánh Montfort đă hiểu rất kỹ về tầm quan trọng của bí tích này, một bí tích thánh hiến chúng ta cho Thiên Chúa và là một bí tích làm nên cộng đồng, cũng như ngài hiểu rất kỹ về nhu cầu cần phải tái nhận thức được tầm quan trọng của những việc dấn thân theo Phép Rửa, bằng việc mạnh mẽ gắn bó với đức tin.

 

Là một con người lữ hành Phúc Âm được nung nấu bởi t́nh yêu của Chúa Giêsu và Mẹ thánh của Người, ngài biết làm sao để có thể đánh động ḷng dân chúng, và làm sao để họ yêu mến Chúa Kitô cứu chuộc, một Chúa Kitô được chiêm ngưỡng trên Thập Giá. Xin Người nâng đỡ những nỗ lực của các vị truyền bá phúc âm hóa trong thời đại của chúng ta!

 

6.         Anh chị em thân mến thuộc đại Gia Đ́nh Montfort, trong năm nay, năm nguyện cầu và suy nghĩ về di sản quí báu của Thánh Louis-Marie, tôi xin anh chị em: hăy làm cho kho tàng này sinh hoa kết trái; không được giấu cất nó đi. Giáo huấn của vị sáng lập kiêm sự phụ của anh chị em là những ǵ trùng hợp với các đề tài được toàn thể Giáo Hội suy niệm trong giai đoạn tiến đến Đại Năm Thánh này; đối với chúng ta nó vạch ra cho thấy con đường của sự khôn ngoan thực sự cần phải mở ra cho rất nhiều giới trẻ là thành phần đang t́m kiếm ư nghĩa nơi đời sống của họ cũng như t́m kiếm một nghệ thuật sống vậy.

 

Tôi hoan nghênh những sáng kiến của anh chị em trong việc phổ biến linh đạo Montfort qua những h́nh thức xứng hợp với các nền văn hóa khác nhau, nhờ sự hợp tác của các phần tử thuộc ba tổ chức của anh chị em. Anh chị em cũng hăy trở thành một thứ đỡ nâng và cứ điểm cho các phong trào được khởi hứng bởi sứ điệp của Thánh Grignion Montfort để cống hiến cho việc tôn sùng Thánh Mẫu tính chất chuyên chính vững chắc hơn bao giờ hết. Hăy lập lại việc hiện diện của anh chị em nơi người nghèo, việc anh chị em tham gia vào hoạt động mục vụ của Giáo Hội, việc anh chị em sẵn sàng truyền bá phúc âm hóa.

 

Trong khi tôi phó thác đời sống tu tŕ của anh chị em cùng với hoạt động tông đồ của anh chị em cho việc chuyển cầu của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort cũng như cho Chân Phước Marie-Louis Trichet, tôi chân thành ban Phép Lành Ṭa Thánh cho anh chị em cũng như cho tất cả những ai gần gũi với anh chị em, thành phần được anh chị em phục vụ.

 

Tại Điện Vatican ngày 21/6/1997

 

Gioan Phaolô II

 

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/1997/june/documents/hf_jp-ii_spe_19970621_montfort_en.html

 

 

 

 

 

NỘI DUNG

 

Một Tác Phẩm Đầy Thần Linh

 

Dẫn Nhập


Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết 

I.  Vai Tṛ ca M Maria trong Vic Nhp Th 

II.  M Maria tham d vào vic thánh hóa các linh hn

III. Nhng Thành Qu

IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung   

 

 I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria

Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng

Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài

Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta

Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô

Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban

 

II.  Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực

1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo

2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ

3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria

4. Việc thực hành Tuyệt Hảo

 

Phn Hai: Việc Trn Ho Sùng Kính Đức M

  Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô

 1. Một việc tận hiến  hoàn toàn cho Mẹ Maria

2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội

Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến  khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này

 1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa

2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô

3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ

Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp

Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp

Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ

Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này

7 Tác Dụng

Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này

 

1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài

2- Những Việc Thực Hành Bề Trong

 

Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ

 

Phụ Bản:

Kinh Chúa Thánh Thần

Kinh Tận Hiến

 

Nhận Định

 Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)

 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

1.      Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)

2.      Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)

3.      Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen

  

Tiểu Sử của Vị Thánh Tác Giả