Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
83. Việc tiến đến với Thiên Chúa qua một vị trung gian môi giới hơn là tự ḿnh trực tiếp đến với Ngài là điều trọn lành hơn, v́ cần phải có ḷng khiêm nhượng hơn. Bản tính loài người của chúng ta, như tôi vừa tŕnh bày, bị hư hoại tới độ nếu chúng ta cậy dựa vào việc làm của ḿnh, nỗ lực của ḿnh và khả năng của ḿnh để tiến tới với Thiên Chúa và làm hài ḷng Ngài, th́ chắc chắn các việc lành của chúng ta sẽ bị ô uế và ít có giá trị trước nhan Ngài. Những việc làm ấy của chúng ta sẽ không khiến Ngài liên kết với chúng ta hay đáp ứng những lời nguyện cầu của chúng ta. Thiên Chúa có những lư do của Ngài về việc ban cho chúng ta thành phần môi giới đối với Ngài. Ngài thấy cái bất xứng và bất lực của chúng ta, và đă thương hại chúng ta. Để chúng ta có thể đến với ḷng xót thương của Ngài, Ngài đă ban cho chúng ta thành phần biện hộ quyền uy, đến nỗi nếu chúng ta coi thường thành phần môi giới ấy mà trực tiếp tiến đến với sự thánh thiện vô cùng của Ngài, không cần đến sự trợ giúp của bất kỳ một ai trong các vị ấy là chúng ta chắc chắn thiếu ḷng khiêm nhượng và tôn kính đối với Thiên Chúa là Đấng quá cao cả và thánh hảo. Như thế có nghĩa là chúng ta tỏ ra ít coi trọng một Đức Vua trên hết các vua hơn là đối với một vị vua chúa trần gian này, v́ chúng ta không dám tiến đến với một vị vua trần gian nếu không nhờ một người bạn nói cho chúng ta.
84. Chúa Kitô là Đấng Biện Hộ của chúng ta và là Đấng Trung Gian cứu chuộc của chúng ta đối với Thiên Chúa Cha. Chính nhờ Người mà chúng ta phải nguyện cầu cùng với toàn thể Hội Thánh, cả Hội Thánh chiến thắng lẫn Hội Thánh chiến đấu. Chính nhờ Người mà chúng ta có thể đến với Thiên Chúa Cha. Chúng ta không bao giờ được xuất hiện trước nhan Thiên Chúa là Cha của chúng ta, trừ phi chúng ta được hỗ trợ bởi các công nghiệp của Con Ngài, và, có thể nói, được mặc lấy những công nghiệp ấy, như thanh niên Giacóp mặc lấy da của những con dê non, khi anh ta đến trước Isaac cha ḿnh để lănh nhận việc chúc phúc của ông.
85. Thế nhưng, phải chăng chúng ta hoàn toàn không cần một vị môi giới với chính Đấng Trung Gian? Chúng ta có tinh tuyền đủ để trực tiếp liên kết với Chúa Kitô mà không cần trợ giúp ǵ hay chăng? Chúa Giêsu lại không phải là Thiên Chúa, hoàn toàn ngang hàng với Cha hay sao? Bởi thế, Người không phải là Đấng Chí Thánh, có quyền được tôn kính giống như Cha của Người hay sao? Phải chăng v́ t́nh yêu thương vô cùng của ḿnh, Người đă trở nên sự bảo toàn của chúng ta và là Đấng Trung Gian của chúng ta đối với Cha của Người, Đấng Người muốn bù đắp để cứu chuộc chúng ta khỏi các thứ nợ nần của chúng ta, mà chúng ta v́ thế được quyền tỏ ra ít tôn kính và ít coi trọng sự uy nghi cùng sự thánh thiện của ngôi vị Người hay sao?
Chúng ta đừng sợ cùng với Thánh Bênađô nói rằng chúng ta cần một vị môi giới đối với chính Vị Môi Giới, mà Mẹ Maria được Thiên Chúa trân trọng là vị có thể làm trọn sứ vụ yêu thương này nhất. Nhờ Mẹ Chúa Giêsu đă đến với chúng ta; nhờ Mẹ chúng ta cần phải đến với Người. Nếu chúng ta sợ trực tiếp đến với Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa, v́ sự cao cả vô cùng của Người, hay v́ thân phận thấp hèn của chúng ta, hoặc v́ tội lỗi của chúng ta, th́ chúng ta đừng sợ nài xin sự trợ giúp và chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta. Mẹ từ ái, dịu dàng, không có ǵ là thô bạo hay ghê gớm, không quá cao sang và quá rạng ngời. Khi chúng ta thấy Mẹ là chúng ta thấy nhân tính của chúng ta ở mức độ tinh tuyền nhất. Mẹ không phải là mặt trời, chói ḷa thị lực yếu kém của chúng ta bằng tia sáng rạng ngời của nó. Trái lại, Mẹ mỹ lệ và dịu hiền như mặt trăng (Cant. 6:9), một tinh cầu lănh nhận ánh sáng của nó từ mặt trời, rồi làm dịu ánh sáng ấy lại, thích ứng ánh sáng này với tầm thu nhận hạn hẹp của chúng ta.
Mẹ tràn đầy yêu thương đến độ không ai kêu xin Mẹ chuyển cầu mà lại bị phủ nhận chối từ, bất kể họ có tội lỗi đến thế nào chăng nữa. Các thánh nhân nói rằng từ khi có thế gian này chưa từng thấy ai tin tưởng kiên tâm chạy đến cùng Đức Mẹ mà lại bị ruồng bỏ. Quyền uy của Mẹ lớn lao tới độ những lời nguyện cầu của Mẹ không bao giờ bị chối từ. Mẹ chỉ việc tŕnh lên Con Mẹ lời nguyện cầu th́ Người lập tức đón nhận Mẹ và làm thỏa đáng những ǵ Mẹ yêu cầu. Người luôn tỏ ra cảm kích trước những lời nguyện cầu từ Người Mẹ yêu dấu của Người là vị đă cưu mang Người và dưỡng nuôi Người.
86. Tất cả những điều này được xuất phát từ Thánh Bênađô và Bonaventura. Theo các vị, chúng ta cần thực hiện ba bước để tiến tới Thiên Chúa. Bước thứ nhất, gần chúng ta nhất và hợp với khả năng của chúng ta nhất, đó là Mẹ Maria; bước thứ hai là Chúa Giêsu Kitô; bước thứ ba là Thiên Chúa Cha. Để đến với Chúa Giêsu chúng ta cần phải đến với Mẹ Maria là vị trung gian chuyển cầu của chúng ta. Để đến với Thiên Chúa Cha, chúng ta cần phải đến với Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian cứu chuộc của chúng ta. Trật tự này hoàn toàn được tuân theo nơi ḷng sùng kính tôi sẽ nói đến sâu rộng hơn nữa.
NỘI DUNG
Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành
Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
I. Vai Tṛ của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài
Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta
Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban
II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo
2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô
1. Một việc tận hiến hoàn toàn cho Mẹ Maria
2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này
1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa
2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô
3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ
Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp
Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp
Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ
Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này
Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
2- Những Việc Thực Hành Bề Trong
Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ
Phụ Bản:
Nhận Định
Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
1. Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)
2. Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)
3. Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen