Tiểu Sử Thánh Long Mộng Phố
Đời Sống
Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, sinh ngày 31/1/1673 ở Montfort-sur-Meu và qua đời ngày 28/4/1716 ở Saint-Laurent-sur-Sévre, hưởng dương 43 tuổi. Ngài là một linh mục người Pháp và có thể được phong làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài được Đức Lêô XIII phong chân phước năm 1888 và được Đức Piô XII phong thánh năm 1947, với lễ kính hằng năm vào ngày ngài qua đời 28/4.
(Nơi sinh ra của thánh nhân ở Montfort-sur-Meu)
Ngài là đứa con sống sót lớn nhất trong một gia đ́nh đông con của ông Jean-Baptiste Grignion, một công chứng viên, và bà Jeanne Robert là một người đàn bà rất đạo đức. Ngài đă trải qua hầu hết cuộc đời thơ ấu và thiếu thời của ḿnh ở Iffendic, cách Montfort khoảng ít cây số là nơi thân phụ của ngài có một nông trại. Năm 12 tuổi ngài học trường Thánh Thomas Becket của Ḍng Tên ở Rennes. Trong thời gian học ở đây, ngài cảm thấy có ơn gọi làm linh mục. Bởi thế, sau đó ngài bắt đầu học triết lư và thần học, vẫn ở cùng trường này. Khi nghe các câu chuyện về một vị linh mục ở địa phương là Cha Julien Bellier, về đời sống của vị này như là một nhà truyền giáo lưu động, ngài được cảm hứng muốn thực hiện những tuần giảng pḥng cho thành phần nghèo khổ nhất. Và được sự hướng dẫn của một số linh mục khác, ngài bắt đầu phát triển ḷng tôn sùng mạnh mẽ đối với Đức Trinh Nữ Maria.
Bấy giờ ngài được cơ may, nhờ một vị ân nhân, đến Paris để học ở một Chủng Viện Thánh Xuân Bích nổi tiếng cho đến cuối năm 1693. Khi ngài đến Paris th́ được biết rằng vị ân nhân này không cung cấp tiền bạc đầy đủ cho ngài, bởi thế ngài ở trọ hết nhà này đến nhà khác giữa những người rất nghèo khổ, trong khi đó ngài đến Đại Học Sorbonne để tham dự những buổi thuyết giảng về thần học. Sau gần 2 năm, ngài đă trở nên rất yếu đau đến phải nằm bệnh viện. Sau khi rời bệnh viện, ngài ngỡ ngàng thấy ḿnh được giành cho một chỗ ở Chủng Viện Xuân Bích là chủng viện từng nổi tiếng như một trường phái tu đức của Pháp, được thành lập bởi Jean-Jacques Olier, nơi ngài gia nhập vào năm 1695. Được chỉ định coi thư viện ở đây, ngài đă có dịp đọc hầu hết các sách về tu đức và nhất là về vị thế của Mẹ Maria trong đời sống Kitô hữu, nhờ đó sau này ngài đă chú trọng tới Kinh Mân Côi, với tác phẩm “Bí Mật Kinh Mân Côi”.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1700 và được chỉ định đến Nantes. Các thư từ của ngài trong giai đoạn này cho thấy rằng ngài trở nên băn khoăn v́ thiếu cơ hội thực hiện những tuần giảng pḥng như ngài cảm thấy ngài được kêu gọi. Ngài đă nghĩ tới một số giải pháp khác nhau, thậm chí trở thành một ẩn sĩ, thế nhưng niềm xác tín rằng ngài được kêu gọi để “giúp giảng các tuần pḥng cho người nghèo” càng trở nên mănh liệt. Vào tháng 11 năm 1700, tức sau 5 tháng thụ phong linh mục, ngài đă viết như thế này: “Tôi tiếp tục kêu xin trong việc cầu nguyện của tôi cho có được một nhóm nghèo khó và nhỏ mọn thành phần linh mục tốt lành để thực hiện những tuần giảng pḥng theo tiêu chuẩn và sự chở che của Đức Trinh Nữ”. Ư nghĩ ban đầu này dần dần đă dẫn ngài tới việc thành lập tổ chức được gọi là “Company of Mary - Nhóm Bạn Hữu của Mẹ Maria”.
V́ gặp trở ngại với các vị giám mục địa phương trong hoạt động của ḿnh, ngài đă hành hương bằng đường bộ sang tận Rôma gặp Đức Clement XI để biết được những ǵ ḿnh cần phải làm. Vị Giáo Hoàng này đă nhận thấy ơn gọi thực sự của ngài và bảo ngài rằng có nhiều phương diện để thực hiện ơn gọi của ngài ở Pháp, và đă sai ngài về lại quê hương của ngài với danh hiệu là Nhà Thừa Sai Tông Đồ.
Qua một vài năm, ngài thực hiện những tuần giảng pḥng từ Brittany đến Nantes, và trở thành nổi tiếng như là một vị đại thừa sai. Ở Pontchateau, ngài đă thu hút được cả hằng ngàn người giúp ngài kiến thiết một Đồi Canvê khổng lồ. Nhưng Đồi này đă bị vị giám mục địa phương cấm làm phép v́ vị giám mục này nghe rằng nó được lệnh phá hủy từ Vua nước Pháp là người chịu ảnh hưởng của thành phần thuộc bè rối Jansenist. Nhận được tin này, ngài đă nói với hằng ngàn người đang chờ đợi lễ nghi làm phép rằng: “Chúng ta đă hy vọng xây dựng một Đồi Canvê ở nơi đây; chúng ta hăy xây nó trong ḷng của chúng ta. Xin ngợi khen Chúa”.
Ngài bỏ Nantes và mấy năm kế tiếp ngài hết sức bận bịu. Ở chỗ ngài liên tục thực hiện những tuần giảng pḥng, và bao giờ ngài cũng đi bộ từ nơi này đến nơi kia. Nhưng ngài vẫn t́m giờ để viết lách, với các tác phẩm theo thứ tự là Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, Bí Mật Maria và Bí Mật Kinh Mân Côi, Luật cho tổ chức Company of Mary và cho ḍng Nữ Tử Đức Khôn Ngoan. Ngài cũng sáng tác nhiều bài thánh ca. Sứ vụ của ngài gây được một ảnh hưởng lớn lao, nhất là ở Vendée. Có lần ngài đă bị đầu độc, mặc dù không đến nỗi chết, nhưng cũng làm cho sức khỏe của ngài trở nên suy yếu. Thế mà ngài vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí thiết lập các trường học miễn phí cho các em trai em gái nghèo khổ.
Cuối cùng ngài đă đến Saint-Laurent-sur-Sèvre vào tháng Tư năm 1716 để bắt đầu thực hiện tuần giảng pḥng cuối cùng. Ngài đă ngă bệnh và qua đời ở đây vào ngày 28, sau khi làm linh mục được 16 năm. Bài giảng cuối cùng của ngài về ḷng nhân ái của Chúa Giêsu và về Đấng Khôn Ngoan Nhập Thể của Chúa Cha. Hằng ngàn người đă tham dự lễ an táng của ngài ở nhà thờ giáo xứ, và những truyện kể nhiều phép lạ do ngài làm đă được thuật lại. Nơi sinh ra và chết đi của ngài hằng năm có khoảng 25 ngàn người đến kính viếng.
Thánh Montfort sống 16 năm linh mục của ḿnh với đầy những hoạt động, nếu nh́n bề ngoài. Thế nhưng, ngài cũng trải qua những ngày tháng thầm lặng để nguyện cầu và viết lách, nhờ đó, những ǵ ngài muốn nói hay chưa nói sẽ được kéo dài trong tương lai và cho khắp mọi nơi. Thời gian nhiều lần ngài sống ẩn thân này có thể lên tới khoảng 4 năm, tức ¼ cuộc đời linh mục hoạt động với tư cách Thừa Sai Tông Đồ. Nơi ẩn thân của ngài là một cái động giữa một khu rừng đẹp ở Mervent được gọi là ẩn cư Thánh Lazarus gần làng Montfort, hay ẩn cư Saint Eloi ở La Rochelle v.v.
(ẩn cư Saint Eloi ở La Rochelle)
Sự Nghiệp
Ảnh hưởng của Thánh Monfort c̣n kéo dài tác dụng nơi 4 vị giáo hoàng là Đức Lêô XIII, Piô X, Piô XII, và Gioan Phaolô II (xin xem 243-282). Hai vị Giáo Hoàng Lêô XIII và Piô X đều căn cứ vào thánh nhân nơi những văn kiện của các vị và phổ biến nhăn quan Thánh Mẫu của thánh nhân. Cả hai vị giáo hoàng này đă áp dụng việc phân tích Thánh Mẫu của thánh nhân vào việc các vị phân tích về toàn thể Hội Thánh.
Đức Lêô XIII là vị giáo hoàng, bởi lo ngại về những nỗ lực tục hóa muốn hủy diệt niềm tin nơi Chúa Kitô đến nỗi nếu có thể tẩy chay Người khỏi mặt đất này, đă hiến dâng loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, v́ theo vị giáo hoàng này, t́nh trạng băng hoại về lănh vực đạo lư sẽ dẫn tới thảm họa và chiến tranh. Những ǵ vị giáo hoàng này linh cảm đă thực sự xẩy ra sau đó không lâu với Thế Chiến Thứ I (1914-1918). Căn cứ vào các bản văn của Thánh Montfort, vị giáo hoàng cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 này cho rằng không thể nào thực hiện việc tái Kitô giáo hóa mà lại thiếu Đức Trinh Nữ Maria, bởi thế, trong 10 bức thông điệp về Kinh Mân Côi vị giáo hoàng này đă truyền bá ḷng tôn sùng Thánh Mẫu. Trong Thông Điệp Iucunda Semper Expectatione ngày 8/9/1894, kỷ niệm 40 năm tín điều Vô Nhiễm, vị giáo hoàng này đă nhấn mạnh đến vai tṛ của Mẹ nơi việc cứu chuộc nhân loại, đề cập đến Mẹ Maria như Đấng Môi Giới và Đồng Công theo tinh thần và ngôn từ của Thánh Montfort. Vị giáo hoàng này đă cố ư chọn thời điểm 1888 để phong chân phước cho thánh nhân vào chính ngày mừng kỷ niệm lễ vàng 50 năm được thụ phong linh mục của ḿnh.
Đức Piô X, trong thông điệp Thánh Mẫu chính của ḿnh là Ad Diem Illum Laetissimum ngày 2/2/1904, kỷ niệm 50 năm tín điều Vô Nhiễm của Mẹ, đă căn cứ rất nhiều vào quan điểm của Thánh Montfort trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Thật vậy, ngôn từ của cả bức thông điệp này lẫn tác phẩm của thánh nhân hầu như tương tự như nhau, chẳng hạn như câu: “không có một con đường nào chắc chắn hơn hay sẽ dàng hơn là Mẹ Maria trong việc liên kết tất cả con người với Chúa Kitô”. V́ vị giáo hoàng mở màn cho thế kỷ 20 này rất trọng vọng cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria và ban Phép Lành Ṭa Thánh cho tất cả những ai đọc cuốn ấy.
Đức Piô XII, vị thường được gọi là vị đệ nhất giáo hoàng Thánh Mẫu, đă cảm phục tác phẩm “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa” của thánh nhân. “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa” cũng chính là câu tâm niệm (motto) của thánh nhân, và được lập lại 150 lần trong các tác phẩm của ngài. Trong lễ phong hiển thánh cho tác giả của tác phẩm này vào ngày 27/7/1947, vị giáo hoàng này đă nói: “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa là tất cả mọi sự cho ngài. Hăy trung thành với gia sản quí báu này, một gia sản được vị đại thánh này lưu lại cho anh chị em. Nó là một gia sản rạng ngời, xứng đáng để anh chị em tiếp tục hy sinh sức lực và sự sống của ḿnh, như anh chị em đă thực hiện cho tới hôm nay”.
Đức Gioan Phaolô II, xin xem những ǵ vị giáo hoàng này viết về cả tác giả, nhân dịp 50 năm hiển thánh (trang 246-256), lẫn tác phẩm, nhân dịp 160 năm xuất bản (tr 257-274), cùng khẩu hiệu Totus Tuus của vị giáo hoàng này lấy từ cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (tr 275-282).
Linh đạo «toàn hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria» đă tác dụng mạnh trên Khoa Thánh Mẫu Học Công Giáo, cả nơi ḷng đạo đức phổ thông lẫn linh đạo của các ḍng tu, điển h́nh nhất là Ḍng Đồng Công, một hội ḍng đầu tiên do linh mục Việt Nam (Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ) thành lập từ đầu thập niên 1940 cho người Việt Nam. Bắt đầu vào Năm Tập, thành phần thử sinh phải tận hiến cho Mẹ Maria. Trong năm tập, Tập sinh phải học hỏi cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Montfort. Hằng ngày toàn ḍng đọc Kinh Dâng Đoàn tận hiến cho Mẹ Maria. Một trong ba tinh thần chính yếu của hội ḍng này là Tận Hiến, tinh thần chính yếu và cao nhất của ḍng. Cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria là một trong những tác phẩm Thánh Mẫu gây tác dụng nhiều nhất, điển h́nh là trường hợp của Đức Gioan Phaolô II.
Với những chủ trương và linh đạo Thánh mẫu nổi bật và chuyên biệt này, Thánh nhân đang là ứng viên để trở thành một trong những vị tiến sĩ của Giáo Hội. Thánh nhân hết sức tin tưởng vào quyền lực của Kinh Mân Côi, và đă viết cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, để chẳng những chứng minh về quyền lực của kinh nguyện này mà c̣n để chỉ vẽ cách thức hiệu nghiệm nhờ đó có thể cảm thấy được quyền lực của kinh nguyện huyền diệu ấy. Tác phẩm này cũng đă được dân Công giáo khắp thế giới đọc suốt 2 thế kỷ qua, vừa dễ đọc vừa cảm thức. Nó được coi như là một trong những tác phẩm mở màn cho việc thiết lập khoa Thánh Mẫu Học tân tiến.
Tất cả nội dung và ư tưởng chính yếu mà Thánh Long Mộng Phố muốn tŕnh bày, chia sẻ và thuyết phục độc giả trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria tràn đầy thần linh này của ngài, là ở tại những nguyên động lực được ngài minh chứng và dẫn giải để thúc đẩy Kitô hữu Thành Thực Sùng Kính Mẹ, qua việc tận hiến cho Mẹ. Những nguyên động lực như sau:
1- v́ Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ ra vào thời điểm của Mẹ liên quan tới lần đến Thứ Hai của Chúa Kitô;
2- v́ Mẹ Maria có sứ vụ được Thiên Chúa trao cho trong việc huấn thánh thành phần tông đồ cuối thời;
3- v́ con người không thể nào có thể xứng đáng đến cùng Thiên Chúa là Đấng đă qua Mẹ mà đến với họ;
4- v́ thành phần được Mẹ huấn luyện là gót chân đạp đầu ma quỉ trong trận chiến cuối thời;
5- v́ những ai có dấu hiệu (được tiền định) cứu rỗi đều thành thực sùng kính Mẹ Maria.
Và việc Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria tuyệt hảo nhất cũng đă được vị thánh tác giả xác tín thế này:
· «Sau khi đọc hầu hết mọi cuốn sách về ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ và nói chuyện với thành phần thánh thiện nhất và học thức nhất của thời điểm này, giờ đây tôi có thể thâm tín nói rằng tôi chưa bao giờ biết đến hay nghe thấy bất cứ việc tôn sùng nào giành cho Đức Mẹ có thể sánh với việc tôn sùng tôi sắp sửa nói tới đây. Không có một việc tôn sùng nào khác đ̣i phải hy sinh nhiều hơn cho Thiên Chúa, không một việc tôn sùng nào làm cho chúng ta có thể hư không hóa bản thân ḿnh và ḷng tự ái cách trọn vẹn hơn, không một việc tôn sùng nào giữ chúng ta vững chắc hơn trong ân sủng của Chúa và ân sủng của Chúa nơi chúng ta. Không có một việc tôn sùng nào liên kết chúng ta với Chúa Giêsu cách hoàn hảo hơn và dễ dàng hơn. Sau hết, không có một việc tôn sùng nào tôn vinh Thiên Chúa hơn, làm cho bản thân chúng ta hy sinh hơn hay mang lại cho tha nhân lợi ích hơn» (khoản 118).
· «V́ tất cả sự hoàn hảo đều ở chỗ chúng ta nên giống, hiệp nhất và thánh hiến cho Chúa Giêsu, mà vấn đề tất yếu ở đây đó là việc tôn sùng hoàn hảo nhất trong tất cả mọi việc tôn sùng đó là việc tôn sùng làm cho chúng ta được nên giống, hiệp nhất và thánh hiến cho Chúa Giêsu cách trọn vẹn nhất. Vậy trong tất cả mọi tạo vật của Thiên Chúa, Mẹ Maria là con người được nên giống Chúa Giêsu nhất. Bởi thế suy ra, trong tất cả mọi việc tôn sùng th́ việc tôn sùng Mẹ là việc giúp thánh hiến và nên giống Người hiệu nghiệm nhất. Người ta càng tận hiến cho Mẹ Maria th́ càng được thánh hiến cho Chúa Giêsu.» (120)
· «Việc tôn sùng này hệ tại việc hoàn toàn hiến ḿnh cho Mẹ Maria để hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu nhờ Mẹ.” (121)
· «Ôi Chúa Giêsu yêu dấu, nhờ Mẹ Maria là Người Mẹ Thánh của Chúa, tất cả những ǵ con là đều là của Chúa và tất cả những ǵ con có là của Chúa – Totus Tuus » (233)
Hồn Nhỏ Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Một Thiếu Nhi Fatima và Tông Đồ Fatima của Mẹ,
Xin giúp con sống đời Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ
NỘI DUNG
Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành
Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
I. Vai Tṛ của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài
Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta
Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban
II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo
2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô
1. Một việc tận hiến hoàn toàn cho Mẹ Maria
2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này
1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa
2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô
3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ
Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp
Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp
Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ
Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này
Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
2- Những Việc Thực Hành Bề Trong
Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ
Phụ Bản:
Nhận Định
Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
1. Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)
2. Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)
3. Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen