Phần Một
Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ
(Các chỗ in đậm do người dịch tự ư nhấn mạnh, nếu được gạch dưới nữa là những chi tiết liên quan tới ngày tận thế, ngoài ra là nguyên tắc Thánh Mẫu)
Chương Thứ Hai
Tôn Sùng Mẹ Maria: Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài.
68. Từ những ǵ Chúa Giêsu Kitô liên hệ với chúng ta, chúng ta cần phải kết luận, như Thánh Phaolô (1 Cor. 6:19-20), rằng chúng ta không thuộc về ḿnh mà là hoàn toàn thuộc về Người như là chi thể của Người và là nô lệ của Người, v́ Người đă chuộc chúng ta bằng một giá vô cùng – bằng việc đổ Máu Châu Báu của Người. Trước khi lănh nhận phép rửa, chúng ta thuộc về ma quỉ như là tên nô lệ của hắn, nhưng phép rửa đă hết sức thật sự làm cho chúng ta trở thành nô lệ của Chúa Giêsu.
Bởi thế, chúng ta cần phải sống động, phải hoạt động và chết đi chỉ để sinh hoa trái cho Người (Rom. 7:4), bằng việc tôn vinh Người nơi thân thể của chúng ta và để Người cai trị trong linh hồn của chúng ta. Chúng ta là những ǵ Người đă chiếm đoạt, là dân Người đă thắng được, là gia sản của Người.
Chính v́ thế mà Thánh Thần đă so sánh chúng ta:
1) với những thứ cây được trồng dọc theo các nguồn nước ân sủng trong cánh đồng của Giáo Hội, và là những cây cần phải sinh hoa kết trái vào thời điểm của chúng; 2) với những cành nho có Chúa Giêsu là thân nho, những cành nho cần phải sinh ra những trái nho ngon; 3) với một đàn chiên có Chúa Giêsu là Mục Tử, một đàn chiên cần phải gia tăng và cống hiến sữa ngọt; 4) với mảnh đất tốt được Thiên Chúa vun sới, nơi được gieo văi hạt giống và mang lại thu hoạch gấp 30, 60 hay 100 (Ps. 1:3; Jn. 15:2; 10:11; Matt. 13:8). Chúa chúng ta đă nguyền rủa cây vả không sinh hoa trái (Matt. 21:19) và trừng phạt người đầy tớ biếng nhác đă phí phạm tài năng của hắn (Matt. 25:24-30).
Tất cả những điều này chứng tỏ cho thấy rằng Người muốn có được một thứ hoa trái nào đó nơi con người khốn khổ của chúng ta, tức là nơi các việc lành của chúng ta là những ǵ tự chúng thuộc về một ḿnh Người, những con người “được dựng nên trong Chúa Giêsu Kitô để làm việc lành” (Eph. 2:10). Những lời này của Thánh Thần cho thấy rằng Chúa Giêsu là nguồn mạch duy nhất và phải là cùng đích duy nhất của tất cả mọi việc lành chúng ta làm, và chúng ta cần phải phụng sự Người không phải như thành phần tôi tớ được trả công mà là như thành phần nô lệ của t́nh yêu. Xin để tôi giải thích những ǵ tôi muốn nói tới ở đây.
69. Có hai cách thuộc về một người khác và là hạ cấp trong thẩm quyền của họ. Một cách là ở chỗ phục vụ thông thường và cách kia là ở chỗ làm nô lệ. Bởi vậy, chúng ta cần phải sử dụng các từ ngữ “đầy tớ” và “nô lệ”. Việc phục vụ thông thường nơi các xứ sở Kitô Giáo đó là khi một người được thuê mướn để phục vụ người khác qua một thời gian, với một số lương ấn định hay được thỏa thuận. Khi một con người hoàn toàn lệ thuộc vào người khác suốt đời, và phải phục vụ chủ ḿnh mà không mong trả công hay đền bù, khi họ bị đối xử như một con vật ngoài đồng trong tay của người chủ nhân có quyền sinh sát, th́ đó là việc làm nô lệ vậy.
70. Vậy có 3 thứ nô lệ, nô lệ theo tự nhiên, nô lệ bị cưỡng ép và nô lệ v́ t́nh nguyện. Tất cả mọi tạo vật đều là nô lệ của Thiên Chúa ở nghĩa thứ nhất, v́ “trái đất và mọi sự của nó đều thuộc về Chúa” (Ps. 23:1). Ma quỉ và thành phần trầm luân là nô lệ theo nghĩa thứ hai. Các thánh trên thiên đ́nh và thành phần công chính trên trái đất này là những người nô lệ theo nghĩa thứ ba. Việc t́nh nguyện nô lệ là việc nô lệ trọn hảo nhất trong cả 3 t́nh trạng này, v́ nhờ đó chúng ta làm cho Thiên Chúa được vinh quang nhất, Đấng thấy được cơi ḷng (1 Kg. 16:7) và muốn nó được hiến dâng lên cho Ngài (Prov. 23:26). Ngài không phải thực sự được gọi là vị Thiên Chúa của cơi ḷng (Ps. 72:26) hay của ư muốn yêu thương hay sao? V́ nhờ việc làm nô lệ như thế chúng ta t́nh nguyện chọn Thiên Chúa và việc phụng sự Ngài trước tất cả mọi sự khác, cho dù tự bản tính của ḿnh chúng ta không buộc phải làm như thế.
71. Giữa một người đầy tớ và một người nô lệ có cả một thế giới khác biệt nhau. 1) Một người đầy tớ không hiến cho người chủ thuê mướn của ḿnh tất cả những ǵ họ là, tất cả những ǵ họ có, và tất cả những ǵ họ có thể chiếm hữu bởi chính họ hay nhờ người khác. Tuy nhiên, một người nô lệ hiến chính bản thân ḿnh cho người chủ sở hữu của ḿnh một cách trọn vẹn và độc quyền với tất cả mọi sự họ có và tất cả mọi sự họ có thể chiếm hữu. 2) Một người đầy tớ đ̣i phải trả công cho những việc phục vụ làm cho người chủ thuê mướn. Trong khi đó một người nô lệ không c̣n trông đợi ǵ được, bất kể có tài khéo mấy đi nữa, bất kể có chuyên chú hay công sức được họ dồn vào việc làm của họ. 3) Một người đầy tớ có thể rời bỏ không làm cho người chủ thuê mướn ḿnh nữa bất cứ khi nào họ muốn, hay ít là khi hết thời hạn phục vụ của họ, trong khi một người nô lệ không có thứ quyền hạn này. 4) Một người chủ thuê mướn không có quyền sinh tử trên người đầy tớ. Nếu họ sát hại người đầy tớ như sát hại một con thú gây rắc rối là họ phạm tội sát nhân. Thế nhưng người chủ sở hữu của một người nô lệ theo pháp luật có quyền sinh sát người nô lệ này, bởi thế họ có thể bán người nô lệ cho người nào họ muốn, hay – xin lỗi nếu được so sánh – có thể sát hại người nô lệ như giết một con ngựa của ḿnh. 5) Sau hết, một người đầy tớ chỉ làm việc cho người chủ thuê mướn chỉ trong ṿng một thời gian, c̣n người nô lệ th́ vĩnh viễn.
72. Không có một t́nh trạng nào khác của con người liên quan tới việc thuộc về kẻ khác hơn là t́nh trạng làm nô lệ. Trong thành phần Kitô hữu, không ǵ làm cho con người trọn vẹn thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ thánh của Người hơn là việc t́nh nguyện làm nô lệ. Chính Chúa của chúng ta đă làm gương cho chúng ta về điều này khi v́ yêu thương chúng ta “đă mặc lấy thân phận nô lệ” (Phil. 2:7). Đức Mẹ cũng đă cống hiến cho chúng ta cùng một mẫu gương khi Mẹ xưng ḿnh là nữ tỳ hay nô lệ của Chúa (Lk. 1:38). Thánh Tông Đồ đă coi là một vinh dự khi được gọi là “người nô lệ của Chúa Kitô”. Trong Thánh Kinh, có một số lần Kitô hữu được đề cập tới như là “những người nô lệ của Chúa Kitô”.
Tiếng Latinh “servus” có lúc chỉ có nghĩa là một người nô lệ, v́ như chúng ta biết không có vấn đề thành phần đầy tớ. Thành phần chủ nhân sở hữu được phục vụ bởi những người nô lệ hay bởi những người tự do. Sách Giáo Lư của Công Đồng Chung Triđentinô thực sự đă nói đến việc làm nô lệ cho Chúa Giêsu Kitô, khi sử dụng một từ ngữ không úp mở là “Mancipia Christi”, một chữ rơ ràng có nghĩa là những người nô lệ của Chúa Kitô.
73. Bởi thế tôi mới nói chúng ta cần phải thuộc về Chúa Giêsu và phụng sự Người không phải chỉ như là những người đầy tớ làm thuê mà là những người nô lệ t́nh nguyện, thành phần, được tác động bởi t́nh yêu quảng đại, dấn thân phục vụ Người, theo các cách thức của những kẻ làm nô lệ, v́ muốn tôn trọng việc thuộc về Người. Trước khi chúng ta lănh nhận phép rửa, chúng ta đă là nô lệ của ma quỉ, thế nhưng phép rửa đă làm cho chúng ta trở thành nô lệ của Chúa Giêsu. Kitô hữu chỉ có thể một là làm nô lệ cho ma quỉ hai là làm nô lệ cho Chúa Kitô thôi.
74. Những ǵ tôi nói theo nghĩa tuyệt đối về Chúa Giêsu th́ tôi nói theo nghĩa tương đối về Đức Mẹ của chúng ta. Chúa Giêsu, trong việc chọn Mẹ làm người liên kết bất khả phân ly trong đời sống của Người, trong vinh quang và quyền năng trên trời cũng như dưới thế, đă ban cho Mẹ, nơi vương quốc của Người, theo ân sủng được hưởng, những quyền hạn và đặc ân như Người có theo bản tính. “Tất cả mọi sự thuộc về Thiên Chúa theo bản tính th́ cũng thuộc về Mẹ theo ân sủng”, các thánh đă nói thế, và theo các ngài, như Chúa Giêsu và Mẹ Maria có cùng một ư muốn và cùng một quyền năng thế nào th́ các Ngài cũng có cùng một thành phần thuộc hạ, tôi tớ và nô lệ như vậy.
75. Bởi thế, theo giáo huấn của các thánh cũng như của nhiều con người cao cả chúng ta có thể gọi ḿnh là và trở nên những người nô lệ yêu thương của Đức Mẹ chúng ta, hầu trở thành những người nô lệ trọn hảo hơn của Chúa Giêsu. Mẹ Maria là phương tiện được Chúa chúng ta chọn để đến với chúng ta, và Mẹ cũng là phương tiện để chúng ta chọn để đến với Người, v́ Mẹ không như những tạo vật khác có khuynh hướng lái chúng ta xa khỏi Thiên Chúa hơn là hướng về Ngài, nếu chúng ta quá dính bén với chúng. Ước muốn mănh liệt nhất của Mẹ Maria là liên kết chúng ta với Chúa Giêsu, Con Mẹ, và ước muốn mạnh mẽ nhất của Con Mẹ đó là chúng ta đến với Người qua Người Mẹ Thánh của Người. Người lấy làm hài ḷng và cảm thấy được tôn kính, như một đức vua cảm thấy hài ḷng và được tôn kính khi một người công dân, v́ muốn trở thành một thần dân và nô lệ tốt hơn của vị vua này, đă hiến ḿnh làm nô lệ cho hoàng hậu. Đó là lư do tại sao các Giáo Phụ của Giáo Hội, và Thánh Bonaventura sau các vị này, đă chủ trương rằng Đức Trinh Nữ là đường dẫn tới Chúa của chúng ta.
76. Hơn thế nữa, nếu, như tôi đă nói, Đức Trinh Nữ là Nữ Vương và là Chủ Tể trời đất, th́ Mẹ lại chẳng có các thuộc hạ và nô lệ nhiều như số tạo vật hay sao? “Tất cả mọi sự, bao gồm cả bản thân Mẹ Maria, đều tùy thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa. Tất cả mọi sự, bao gồm cả Thiên Chúa nữa, đều tùy thuộc vào quyền năng của Mẹ Maria”, chúng ta đă được Thánh Anselmô, Thánh Bênađô, Thánh Bênađinô và Thánh Bônaventura nói cho biết như thế. Chẳng lẽ lại không hợp lư hay sao khi thấy trong số nhiều người nô lệ có một số là nô lệ của t́nh yêu, thành phần tự nguyện chọn Mẹ Maria làm Nữ Vương của họ? Chẳng lẽ con người và ma quỉ đều có thành phần nô lệ t́nh nguyện mà Mẹ Maria lại chẳng có hay sao? Một ông vua lấy làm vinh dự khi hoàng hậu, người bạn của ḿnh, cũng cần phải có những người làm nô lệ riêng của bà, thành phần bà có quyền sinh sát, v́ vinh dự và quyền lực được cống hiến cho hoàng hậu là vinh dự và quyền lực được dâng lên cho vị vua này vậy. Chẳng lẽ chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là người con đệ nhất trong các người con, Đấng đă chia sẻ quyền năng của ḿnh cho Người Mẹ Thánh của ḿnh, lại tỏ ra phẫn nộ với Mẹ v́ Mẹ có những người làm nô lệ riêng của Mẹ? Chẳng lẽ Người lại ít trân trọng và yêu mến Mẹ ḿnh hơn vua Anasuerus đă tỏ ra với hoàng hậu Esther, hay vua Solomon với hoàng hậu Bethshabe? Ai có thể nói, hay thậm chí nghĩ được một điều như thế xẩy ra chứ?
77. Thế nhưng tôi đang viết ǵ đây? Tại sao tôi lại phí thời giờ để chứng minh một điều quá hiển nhiên như thế chứ? Nếu người ta không muốn coi họ là nô lệ của Mẹ Maria th́ đă có sao đâu? Hăy cứ để cho họ trở thành và gọi ḿnh là nô lệ của Chúa Giêsu đi, v́ điều này cũng giống như làm nô lệ của Mẹ Maria thôi, bởi Chúa Giêsu là hoa trái và là vinh hiển của Mẹ Maria. Đây là những ǵ chúng ta thực hiện một cách trọn hảo nơi việc tôn sùng chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.
NỘI DUNG
Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành
Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
I. Vai Tṛ của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài
Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta
Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban
II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo
2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô
1. Một việc tận hiến hoàn toàn cho Mẹ Maria
2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này
1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa
2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô
3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ
Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp
Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp
Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ
Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này
Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
2- Những Việc Thực Hành Bề Trong
Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ
Phụ Bản:
Nhận Định
Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
1. Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)
2. Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)
3. Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen