III- Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta.
78. Những hành động tốt đẹp nhất của chúng ta thường bị vương t́ ố và hư hại do bởi sự dữ xuất phát từ chúng ta. Khi thứ nước tinh khiết, trong trẻo được đổ vào một cái b́nh có mùi hôi, hay khi rượu được đổ vào một cái thùng trước kia đựng thứ rượu khác chưa tráng rửa, th́ thứ nước trong trẻo và rượu ngon lành ấy bị ô nhiễm và liền xông mùi khó chịu. Cũng thế, khi Thiên Chúa đổ vào linh hồn của chúng ta, một linh hồn bị nhiễm nguyên tội và phạm tội, những thứ nước trời ân sủng của Ngài hay các thứ rượu ngon t́nh yêu của Ngài, th́ những tặng ân ấy của Ngài thường bị hư hại và ô uế bởi sự dữ đóng cặn v́ tội lỗi trong chúng ta. Các hành động của chúng ta, cho dù là những hành động của nhân đức cao cả nhất, tỏ lộ những hậu quả của nó. Bởi thế, vấn đề hết sức hệ trọng ở đây là, trong việc t́m kiếm sự trọn lành là những ǵ chỉ có thể đạt được nhờ hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta cần phải thoát ly tất cả những ǵ là sự dữ trong chúng ta. Bằng không, Vị Chúa vô cùng tinh tuyền của chúng ta, Đấng hết sức ghê tởm những ǵ là t́ ố nhỏ nhất trong linh hồn của chúng ta, sẽ không chịu liên kết chúng ta với Người và sẽ đuổi chúng ta đi khuất nhan Người.
79. Để tước lột bản thân ḿnh cho khỏi tính vị kỷ, trước hết, nhờ ánh sáng của Thánh Linh, chúng ta cần phải hoàn toàn nhận thức về bản tính bị ô nhơ của chúng ta. Tự ḿnh chúng ta không thể nào làm được bất cứ điều ǵ mang lại lợi ích cho phần rỗi của chúng ta. T́nh trạng yếu hèn của chúng ta là những ǵ hiển nhiên ở trong tất cả mọi sự chúng ta làm, và chúng ta là người thường không đáng tin cậy. Chúng ta không xứng đáng lănh nhận bất cứ ơn nào của Chúa. Khuynh hướng phạm tội của chúng ta luôn có đó. Tội lỗi của Adong hầu như hoàn toàn làm chúng ta bị hư hại và nặc mùi, nó làm cho chúng ta tràn đầy những kiêu căng và làm băng hoại hết mọi người chúng ta, nó như men làm chua, làm ủng và làm hư mất đấu bột có thứ men này. Các thứ tội lỗi thực sự chúng ta đă vấp phạm, dù nặng hay nhẹ, cho dù được thứ tha, là những ǵ làm gia tăng những ước muốn hèn hạ của chúng ta, t́nh trạng yếu hèn của chúng ta, tính chất bất nhất của chúng ta và các khuynh hướng xấu xa của chúng ta, và lưu lại nơi linh hồn của chúng ta một thứ cặn sự dữ.
Thân thể của chúng ta bị băng hoại đến nỗi chúng được Thánh Linh nói tới như là những thân thể của tội lỗi (Rom. 6:6), như được cưu mang (Ps. 50:7), và nuôi dưỡng trong tội lỗi , và có thể phạm bất cứ thứ tội nào. Chúng có thể bị hằng ngàn thứ yếu đau, hằng ngày bị bại hoại đi và trở thành trú sở cho bệnh hoạn, ḍi bọ và hư hoại.
Linh hồn của chúng ta, nên một với thân thể của chúng ta, đă trở thành nhục thể đến nỗi được gọi là xác thịt. “Tất cả mọi xác thịt đều đă làm hư hoại đi đường lối của ḿnh” (Gen. 6:12). Tính kiêu hănh và t́nh trạng mù quáng trong tâm thần, t́nh trạng cứng ḷng, yếu đuối và bất nhất của linh hồn, những xu hướng xấu, những đam mê phản loạn, những tật bệnh của xác thân, chúng ta có thể gọi tất cả những điều ấy là của chúng ta. Tự bản chất, chúng ta kiêu căng hơn cả những con công, chúng ta dính liền với trái đất này hơn là những con cóc, chúng ta đê tiện hơn cả những con dê, ghen tị hơn là những con rắn, tham ăn hơn cả những con lợn, hung dữ hơn là những con cọp, lười biếng hơn cả những con rùa, yếu đuối hơn là những cây sậy, và thay đổi hơn cả những chong chóng hứng gió. Chúng ta chẳng có ǵ trong chúng ta ngoài tội lỗi, chỉ đáng Chúa nổi cơn thịnh nộ và sa hỏa ngục đời đời.
80. Vậy th́ tại sao Chúa của chúng ta đă ấn định là ai muốn làm môn đệ của Người th́ phải từ bỏ chính ḿnh và ghét bỏ chính sự sống của ḿnh? Người đă làm sáng tỏ là ai yêu sự sống ḿnh th́ sẽ mất nó, c̣n ai ghét sự sống ḿnh th́ lại giữa được nó (Jn. 12:25). Vậy, Chúa của chúng ta, Đấng là Sự Khôn Ngoan vô cùng và không ban bố những giới luật vô lư, đ̣i chúng ta phải ghét bản thân ḿnh chỉ v́ chúng ta hết sức xứng đáng bị ghét. Không ǵ đáng yêu mến hơn Thiên Chúa thế nào th́ cũng chẳng có ǵ đáng ghét hơn là bản thân.
81. Sau nữa, để bản thân chúng ta trở nên trống rỗng, chúng ta cần phải hằng ngày chết đi cho bản thân ḿnh. Điều này cần chúng ta từ bỏ những ǵ thúc đẩy chúng ta làm bởi các tài năng của linh hồn và những giác quan của thân xác. Chúng ta cần phải nh́n như thể không thấy, nghe như thể không nghe và sử dụng những sự vật trên thế gian này như không hưởng dụng (1 Cor. 7:29-31). Đó là những ǵ được Thánh Phaolô gọi là ‘việc chết đi hằng ngày’ (1 Cor. 15:31). Nếu hạt lúa miến rơi xuống đất không chết đi th́ nó vẫn c̣n nguyên là một hạt miến chẳng sinh hoa trái ǵ (Jn. 12:24-25). Nếu chúng ta không chết đi cho chính ḿnh và nếu những việc tôn sùng thánh hảo nhất của chúng ta không dẫn chúng ta tới cái chết cần thiết và hiệu năng này, th́ chúng ta không sinh hoa kết trái xứng đáng và các việc tôn sùng của chúng ta sẽ chẳng c̣n sinh lợi ích. Tất cả những việc lành của chúng ta sẽ bị ô uế bởi tự ái và ư riêng, khiến cho các việc hy sinh cao cả nhất của chúng ta cũng như những hành động tốt đẹp nhất của chúng ta sẽ không đáng Chúa chấp nhận. Bởi thế mà khi tới giờ chết, chúng ta mới thấy ḿnh chẳng có nhân đức và công lênh ǵ, và mới khám phá ra rằng chúng ta không có được lấy một tia nào của t́nh yêu tinh tuyền được Thiên Chúa chỉ chia sẻ với những ai đă chết cho chính ḿnh và sống đời ẩn thân với Chúa Giêsu Kitô trong Ngài (Col. 3:3).
82. Sau hết, chúng ta cần phải chọn lấy trong số tất cả những việc sùng kính Đức Trinh Nữ việc nào làm cho chúng ta chết đi cho bản thân ḿnh chắc chắn hơn. Việc tôn sùng ấy sẽ là việc tôn sùng làm cho chúng ta nên thánh nhất và nên thánh trên hết. V́ chúng ta không được tin rằng tất cả những ǵ lộng lẫy hào nhoáng đều là vàng, tất cả những ǵ ngọt ngào đều là mật, hay tất cả những ǵ dễ làm và được nhiều người làm đều là thánh hảo nhất. Giống như về tự nhiên có những thứ bí quyết giúp chúng ta có thể thực hiện một số sự việc nào đó một cách mau chóng, dễ dàng và ít tốn kém thế nào, th́ đời sống thiêng liêng cũng có những thứ bí quyết giúp chúng ta có thể thi hành các việc làm một cách nhanh chóng, xuôi thuận và dễ dàng như thế. Những việc làm này chẳng hạn như là việc làm cho bản thân chúng ta không c̣n tự ái, làm cho bản thân chúng ta đầy tràn Thiên Chúa và đạt được sự trọn lành.
Việc tôn sùng tôi có dự định dẫn giải là một trong những thứ bí mật về ân sủng ấy, v́ nó vốn chưa được hầu hết Kitô hữu biết tới. Chỉ có một ít người sốt sắng biết về nó, và nó cũng vẫn mới được một ít người thực hiện cùng cảm nhận mà thôi. Để bắt đầu giải thích cho việc tôn sùng này th́ đây là sự thật thứ tư, hệ quả của sự thật thứ ba.
NỘI DUNG
Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành
Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
I. Vai Tṛ của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài
Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta
Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban
II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo
2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô
1. Một việc tận hiến hoàn toàn cho Mẹ Maria
2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này
1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa
2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô
3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ
Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp
Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp
Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ
Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này
Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
2- Những Việc Thực Hành Bề Trong
Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ
Phụ Bản:
Nhận Định
Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
1. Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)
2. Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)
3. Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen