THÀNH THỰC SÙNG KÍNH MẸ MARIA
Nguyên Tác: Thánh Long Mộng Phố
Dịch thuật: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
Chương Bảy
Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1. Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
226. Việc tôn sùng này chính yếu là một việc thực hành bề trong, tuy nhiên cũng không phải v́ thế mà bỏ qua những việc thực hành bề ngoài. “Đó là những việc cần làm nhưng cũng đừng bỏ những điều kia” (Matt. 23:23). Nếu được thi hành một cách thích đáng th́ những việc thực hành bề ngoài cũng giúp duy tŕ những việc thực hành bề trong. Con người bao giờ cũng được hướng dẫn bằng những giác quan của họ và những việc thực hành như thế là những ǵ nhắc nhở họ về những điều từng làm hay cần phải làm. Đừng có theo thói thế gian cho rằng việc tôn sùng đích thực chính yếu là ở trong ḷng, và v́ thế cần phải tránh làm những cái bề ngoài có tính cách sôi nổi phù phiếm, hay cho rằng việc tôn sùng thực sự là những ǵ cần phải ẩn kín và tư riêng. Tôi xin lấy những lời của Chúa để trả lời rằng “để người ta thấy được việc lành các con làm mà tôn vinh Cha của các con ở trên trời” (Matt: 5:16). Như Thánh Grêgôriô nói, điều này không có nghĩa là họ phải thi hành những hành động bề ngoài để làm vui ḷng thiên hạ hay để được khen ngợi; làm như thế th́ quả thực là phú phiếm. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta làm những việc thực hành bề ngoài trước mắt thiên hạ để làm hài ḷng và tôn vinh Thiên Chúa mà không lo đến chuyện bị họ khinh khi hay hoan hô.
Tôi sẽ vắn tắt đề cập tới một số việc thực hành được tôi gọi là bề ngoài, không phải v́ chúng được thi hành thiếu chú ư nội tâm mà là v́ chúng có yếu tố ngoại tại khác với những việc hoàn toàn có tính cách nội tâm.
1. Việc Dọn Ḿnh và Tận Hiến
227. Những ai muốn bắt đầu thực hiện việc tôn sùng đặc biệt này, (việc tôn sùng chưa được thiết lập thành một hội đoàn, mặc dù đáng làm), cần phải bỏ ra ít là 12 ngày để làm cho ḿnh thoát khỏi tinh thần thế gian, một thứ tinh thần phản nghịch lại với tinh thần của Chúa Giêsu, như tôi đă khuyên dụ ở phần thứ nhất của việc dọn ḿnh này cho việc hiển trị của Chúa Giêsu Kitô. Rồi họ phải bỏ ra 3 tuần lễ để thấm nhuần tinh thần của Chúa Giêsu nhờ Vị Trinh Nữ rất Thánh này. Sau đây là chương tŕnh họ có thể căn cứ vào đó mà theo:
228. Trong tuần thứ nhất, họ phải tận dụng mọi kinh nguyện và hành động đạo đức của ḿnh để làm sao có thể biết ḿnh và đau buồn v́ tội lỗi của ḿnh.
Họ hăy thi hành tất cả mọi hành động của ḿnh bằng một tinh thần khiêm nhượng. Với ư hướng đó, nếu muốn, họ có thể suy niệm về những ǵ tôi đă nói liên quan tới bản tính hư hoại của chúng ta, và coi ḿnh trong 6 ngày trong tuần chẳng là ǵ khác ngoài con sên, con ốc, con cóc, con heo, con rắn và con dê. Hoặc họ có thể suy niệm về 3 ư nghĩ sau đây của Thánh Bênađô: “Hăy nhớ những ǵ các bạn đă là – một hạt giống bị hư hoại; những ǵ các bạn đang là – một thân thể bị băng hoại; những ǵ các bạn sẽ là – thứ lương thực cho ḍi bọ”.
Họ sẽ xin Chúa và Thánh Linh soi sáng cho họ mà rằng: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy” (Lk. 18:41), hay “Lạy Chúa, xin cho con biết ḿnh con”, hoặc “Lạy Thánh Linh, xin hăy đến”. Hằng ngày họ phải đọc Kinh Cầu Thánh Linh (Kinh Chúa Thánh Thần), với lời nguyện sau đó như được đề cập tới ở phần đầu tập sách này. Họ sẽ hướng về Đức Mẹ và cầu cùng Mẹ xin cho họ được ơn trọng đại là nền tảng của tất cả mọi ơn khác là ơn nhận biết ḿnh. V́ ư hướng này, mỗi ngày họ sẽ đọc kinh Kính Chào Sao Biển – Ave Maris Stella và Kinh Cầu Đức Trinh Nữ.
229. Mỗi ngày trong tuần lễ thứ hai họ phải hết sức nỗ lực trong việc nguyện cầu và làm việc để có được một kiến thức về ĐứcTrinh Nữ và xin Thánh Linh ban cho ơn này. Họ có thể đọc và suy niệm về những ǵ chúng ta đă nói về Mẹ. Họ phải hằng ngày đọc Kinh Cầu Thánh Linh và Ave Maris Stella – Kính Chào Sao Biển như trong tuần thứ nhất. Ngoài ra họ sẽ đọc ít là 5 chục kinh Mân Côi để hiểu biết Mẹ Maria hơn.
230. Trong tuần lễ thứ ba họ phải t́m cách hiểu biết Chúa Giêsu Kitô hơn. Họ phải đọc và suy niệm về những ǵ chúng tôi đă nói về Người. Họ phải đọc kinh của Thánh Âu Quốc Tinh ở đầu phần hai của tập sách này (xin xem Bí Mật Maria số 66-67 E. Những Việc Thực Hành Bên Ngoài). Cũng với Thánh Âu Quốc Tinh, họ có thể lập đi lập lại lời cầu: “Lạy Chúa xin cho con biết Chúa”, hay “Lạy Chúa xin cho con được thấy”. Như trong tuần lễ trước, họ phải đọc Kinh Cầu Thánh Linh và Kinh Kính Chào Sao Biển, ngoài ra hằng ngày họ c̣n đọc thêm Kinh Cầu Thánh Danh Chúa Giêsu nữa.
231. Ở cuối ba tuần lễ này, họ phải đi xưng tội và Hiệp Lễ với ư hướng tận hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria như là nô lệ của t́nh yêu. Khi Hiệp Lễ, họ có thể sử dụng phương pháp sẽ được tŕnh bày sau. Thế rồi họ đọc bản kinh tận hiến ở cuối tập sách này (Kinh Tận Hiến). Nếu họ không có một bản in cho việc tận hiến này, họ cần phải viết nó ra hay nhờ viết nó ra, rồi kư lên bản kinh vào chính ngày họ tận hiến.
232. Một việc rất đáng làm đó là vào ngày này họ hiến dâng cho Chúa Giêsu và Mẹ của Người một việc cống hiến nào đó, một là việc thống hối về sự bất trung đă qua đối với những lời hứa rửa tội hay là một dấu hiệu chứng tỏ việc thuần phục của họ đối với chủ quyền của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Một việc cống hiến như thế phải hợp với khả năng và nhiệt t́nh của từng người, và có thể mặc h́nh thức chay tịnh, một tác động bỏ ḿnh, việc bố thí hay khấn hứa. Nếu họ chỉ dâng một cái đinh ghim như vật cống hiến của ḿnh, miễn là được dâng lên bằng tấm ḷng thành, cũng làm hài ḷng Chúa Giêsu là Đấng quan tâm tới ư hướng ngay lành.
233. Hằng năm, ít là một lần, vào cùng ngày tận hiến, họ phải lập lại tác động này với cùng những việc thực hành 3 tuần lễ. Họ cũng có thể lập lại việc này hằng tháng hay thậm chí hằng ngày đọc lời nguyện vắn tắt này: “Ôi Chúa Giêsu yêu dấu, nhờ Mẹ Maria là Người Mẹ Thánh của Chúa, tất cả những ǵ con là đều là của Chúa và tất cả những ǵ con có là của Chúa – Totus Tuus” (Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”).
2. Đọc Kinh Nguyện Tiểu Triều Thiên Đức Trinh Nữ
234. Nếu không quá bất tiện, họ hằng ngày phải đọc trong đời ḿnh Kinh Nguyện Tiểu Triều Thiên Đức Trinh Nữ là bộ kinh bao gồm 3 Kinh Lạy Cha và 12 Kinh Kính Mừng để kính 12 đặc ân của Mẹ Maria. Kinh nguyện này rất xa xưa được dựa trên Thánh Kinh. Thánh Gioan đă được thị kiến thấy một người nữ đội triều thiên 12 ngôi sao, ḿnh mặc mặt trời và đứng trên mặt trăng (Apoc. 12:1). Theo các nhà dẫn giải thánh kinh th́ người nữ này là Đức Trinh Nữ.
235. Có mấy cách đọc Kinh Nguyện Tiểu Triều Thiên này, thế nhưng phải dài gịng mới cắt nghĩa được những cách thức ấy ở đây. Thánh Linh sẽ dạy những cách thức này cho những ai theo lương tâm sống việc tôn sùng này. Tuy nhiên, đây là cách thức đơn giản nhất để đọc kinh nguyện ấy. Bắt đầu th́ đọc: “Hỡi Trinh Nữ rất thánh, xin chấp nhận lời ca ngợi của con; xin ban cho con sức mạnh để chiến đấu với những thù địch của Mẹ”, đoạn đọc kinh Tin Kính. Rồi đọc theo thứ tự 3 lần các kinh 1 Lạy Cha, 4 Kính Mừng và 1 Sáng danh. Kết thúc đọc kinh Sub tuum – “Chúng con chạy đến cùng sự chở che của Mẹ”.
3. Đeo Những Sợi Xích Nhỏ
236. Rất đáng khen và hữu ích cho những ai đă trở thành nô lệ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong việc đeo một sợi xích nhỏ được làm phép đặc biệt, như dấu hiệu tỏ ra họ làm nô lệ t́nh yêu.
Đúng như thế, những dấu hiệu bề ngoài này không phải là những ǵ thiết yếu và rất đáng được miễn trừ cho những ai thực hiện việc tận hiến này. Tuy nhiên, tôi không thể không hết sức hoan hô những ai đeo chúng. Họ chứng tỏ họ tháo bỏ những xiềng xích ô nhục làm tôi cho ma quỉ là những ǵ họ bị ràng buộc bởi nguyên tội và có thể bởi tội ḿnh làm, và t́nh nguyện chấp nhận làm nô lệ vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô. Như Thánh Phaolô, họ tự hào nơi những xiềng xích họ đeo v́ Chúa Kitô (Eph. 3:1; Philem. 9). V́ mặc dù những xiềng xích này được làm nên chỉ nguyên bởi kim loại chúng cũng vinh hiển và quí báu hơn tất cả những thứ trang sức nơi thành phần vua chúa.
237. Trước kia không ǵ bị khinh bỉ hơn Thánh Giá. Giờ đây thứ gỗ thánh này đă trở thành biểu hiệu hiển vinh nhất của đức tin Kitô giáo. Cũng thế, không ǵ đáng coi thường hơn trước mắt của thành phần Hy La cổ đại, thậm chí ngày nay đối với thành phần vô tín ngưỡng không ǵ hạ cấp hơn những thứ xiềng xích này của Chúa Giêsu Kitô. Thế nhưng, nơi Kitô hữu không ǵ hiển vinh hơn những thứ xiềng xích này, v́ nhờ chúng Kitô hữu được giải phóng và được thoát khỏi những gông cùm của tội lỗi và ma quỉ. Nhờ được giải phóng, chúng ta được thắt kết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, không phải bởi bắt buộc và cưỡng bức như thành phần nô lệ, mà là bởi đức ái và yêu thương như con cái đối với cha mẹ của ḿnh. Thiên Chúa là Đấng Tối Cao đă phán qua vị tiên tri rằng “Ta sẽ lôi kéo chúng đến với Ta bằng xiềng xích yêu thương” (Osee 11:14). Bởi thế, đối với những ai trung thành đeo chúng cho tới cùng đời của ḿnh th́ những thứ xiềng xích này mạnh mẽ như sự chết, và một cách nào đó c̣n mạnh hơn cả sự chết nữa. V́ cho dù sự chết có hủy diệt và làm băng hoại đi thân thể của họ, nó sẽ không hủy hoại được những sợi xích nô lệ của họ, v́ những sợi xích này được làm bằng kim loại, sẽ không dễ bị hư hoại. Có thể là vào ngày phục sinh của họ, vào ngày chung thẩm quan trọng này, những sợi xích ấy, vẫn c̣n lung lẳng ở những khúc xương của họ, sẽ góp phần vào vinh hiển của họ và được biến đổi thành những sợi xích sáng láng rạng ngời. Bấy giờ hạnh phúc, một hạnh phúc gấp ngàn lần cho thành phần nô lệ vinh quang của Chúa Giêsu nơi Mẹ Maria là những người đă đeo những sợi xích của ḿnh cho đến khi xuống mồ.
238. Sau đây là những lư do đeo những sợi giây xích này:
a) Chúng nhắc nhở Kitô hữu về những lời hứa khi lănh nhận phép rửa và việc lập lại một cách trọn hảo những quyết tâm này nơi việc tận hiến của họ. Chúng nhắc nhở họ về trách nhiệm triệt để của họ trong việc trung thành gắn bó với những lời hứa ấy. Các hành động của người ta thường được tác động bởi các giác quan của họ hơn là đức tin tinh tuyền, nên họ dễ dàng quên mất những phận sự của họ đối với Thiên Chúa nếu họ không có cái ǵ đó bề ngoài nhắc nhớ họ về những nhiệm vụ ấy. Những sợi giây xích nhỏ này là việc trợ giúp tuyệt vời để nhắc nhở những mối ràng buộc của tội lỗi và việc làm tôi cho ma quỉ là những ǵ họ đă được phép rửa giải cứu. Đồng thời chúng cũng nhắc nhở họ về việc lệ thuộc vào Chúa Giêsu như được hứa quyết khi lănh nhận phép rửa và được thừa nhận khi họ lập lại những lời hứa này bằng việc tận hiến. Phải chăng đó là lư do tại sao rất nhiều Kitô hữu không nghĩ đến những lời khấn hứa thanh tẩy của ḿnh và tác hành giống hệt như thành phần vô tín ngưỡng chẳng hứa quyết ǵ với Thiên Chúa? Một giải thích đó là họ không mang dấu hiệu bề ngoài để nhắc nhở họ về những lời hứa ấy.
239. b) Những sợi giây xích này chứng tỏ họ không xấu hổ được làm tôi tớ và làm nô lệ của Chúa Giêsu và họ từ bỏ t́nh trạng làm nô lệ chết chóc cho thế gian, tội lỗi và ma quỉ.
c) Chúng là một thứ bảo đảm và bảo vệ cho khỏi bị tội lỗi và ma quỉ nô lệ hóa. V́ chúng ta cần phải chọn đeo một là những giây xích tội lỗi và hư trầm hay là những giây xích yêu thương và cứu độ.
240. Bạn thân mến, hăy tháo bỏ những xích xiềng của tội lỗi và của thành phần tội nhân, những xích xiềng của thế gian và những ǵ thuộc về thế gian, những xích xiềng của ma quỉ và bọn tay sai của hắn. “Hăy quẳng đi cho xa khỏi chúng ta cái ách chết chóc” (Ps. 2:3). Bằng những lời lẽ của Thánh Linh, chúng ta hăy xỏ chân ḿnh vào những cái cùm vinh quang và đeo vào cổ xiềng xích của Người (Ecclus. 6:25). Chúng ta hăy cúi vai xuống chấp nhận cái ách của Đấng Khôn Ngoan nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, và chúng ta đừng hất đi gánh nặng của xiềng xích Người. Hăy lưu ư là trước khi nói những lời này Thánh Linh đă sửa soạn để chúng ta có thể chấp nhận lời khuyên dạy nghiêm trọng này của Ngài ra sao khi Ngài nói: “Hỡi con, hăy nghe đây, con hăy nhận lấy lời huấn dụ khôn ngoan và đừng từ chối lời huấn dụ này của Ta” ( Ecclus. 6:24).
241. Hỡi bạn thân mến của tôi, đến đây xin hăy cho tôi được cùng với Thánh Linh cống hiến cho bạn lời huấn dụ tương tự: “Những xiềng xích này là những xích xiềng cứu độ” (Ecclus. 6:31). Như Chúa của chúng ta trên thập giá kéo tất cả mọi người lên cùng Người (Jn. 12:32), dù họ muốn hay chăng, Người cũng sẽ lôi kéo các tội nhân bằng những cái cùm tội lỗi của họ và bắt họ như là thành phần nô lệ cùng các ma quỉ phải chịu trận trước cơn giận dữ đời đời của Người và đức công minh báo oán. Thế nhưng Người sẽ lôi kéo thành phần công chính bằng xiềng xích yêu thương (Osee 11:4), nhất là vào những thời buổi sau này.
242. Những kẻ nô lệ t́nh yêu này của Chúa Kitô (Eph. 3:1; Philem. 9) có thể đeo những sợi xích này quanh cổ, trên cánh tay, quanh bụng hay quanh mắt cá chân. Cha Vincent Caraffa, vị Tổng Quyền thứ bảy của Ḍng Chúa Giêsu, vị đă chết thánh thiện vào năm 1643, đă mang một giây sắt quanh mắt cá chân của ḿnh như biểu hiệu cho việc làm nô lệ thánh đức của ngài và ngài thường nói rằng điều ân hận lớn lao nhất của ngài đó là ngài không thể công khai kéo lê một giây xích trước mặt công chúng. Mẹ Anê Giêsu, vị chúng ta đă nói tới, đeo một sợi xích quanh thắt lưng ḿnh. Có những người đeo nó quanh cổ để đền bù về những ṿng kiềng châu báu họ đă đeo trên thế gian. Có những người đeo những giây xích quanh cánh tay để nhắc nhở họ, khi họ làm việc bằng đôi bàn tay, rằng họ là những người nô lệ của Chúa Giêsu.
4. Tôn kính mầu nhiệm Nhập Thể
243. Thành phần nô lệ t́nh yêu của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria phải rất chú trọng đến việc tôn sùng Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm Nhập Thể cao cả, ngày 25/3, việc nhập thể là mầu nhiệm thích hợp với việc tôn sùng này, v́ nó được tác động bởi Chúa Thánh Linh v́ những lư do sau đây:
a) V́ chúng ta có thể tôn kính và bắt chước việc lệ thuộc lạ lùng vào Mẹ Maria được Thiên Chúa Ngôi Con chọn thực hiện cho vinh quang của Cha Người và cho phần rỗi của con người. Sự lệ thuộc này được mạc khải đặc biệt nơi mầu nhiệm Chúa Giêsu trở nên một tù nhân và nô lệ trong ḷng Người Mẹ Diễm Phúc của Người, lệ thuộc vào Mẹ hết mọi sự.
b) V́ chúng ta có thể tạ ơn Thiên Chúa về những tặng ân khôn sánh Ngài đă ban cho Mẹ Maria và nhất là trong việc chọn Mẹ làm Mẹ xứng đáng nhất của Người. Việc chọn lựa này được thực hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể.
Đó là hai mục đích chính của việc làm tôi Chúa Giêsu trong Mẹ Maria.
244. Xin lưu ư là tôi thường nói “nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria”, “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria”. Thật vậy, chúng ta có thể nói, như một số người đă từng nói, “nô lệ của Mẹ Maria”, “việc làm nô lệ của Mẹ Maria”. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng câu “nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria” th́ thích đáng hơn. Đây là ư kiến của Cha Tronson, Bề Trên Tổng Quyền Chủng Viện Xuân Bích, một con người nổi tiếng về đức khôn ngoan trổi vượt của ngài và thánh đức đáng kể của ngài. Ngài đă khuyên điều này khi được một vị linh mục bàn hỏi về đề tài ấy.
Sau đây là những lư do:
245. a) Vị chúng ta đang sống trong một thời đại kiêu kỳ khi mà một số lớn thành phần học giả ngạo mạn, với trí khôn kiêu hănh và soi mói, t́m ṭi những lỗi lầm ngay cả với những việc tôn sùng lâu đời và lành mạnh, th́ nên nói “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria” và xưng ḿnh là “nô lệ của Chúa Giêsu” hơn là “nô lệ của Mẹ Maria”. Vậy chúng ta tránh làm cớ cho việc phê b́nh chỉ trích. Như thế chúng ta gọi việc tôn sùng này theo cùng đích tối hậu của nó là Chúa Giêsu, hơn là theo cách thức và phương tiện là Mẹ Maria để đạt tới đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một cách tự nhiên từ ngữ nào cũng được mà không cần phải đắn đo, như chính tôi đă làm. Nếu một người đi từ Orleans đến Tours, bằng con đường Amboise, họ có thể thực sự nói rằng họ đang đi tới Amboise và đồng thời cũng đúng khi nói rằng họ đang đi tới Tours. Cái khác biệt duy nhất đó là Ambroise chỉ là một nơi trên con đường đến thẳng Tours thôi, và chỉ Tours mới là đích điểm cuối cùng.
246. b) V́ mầu nhiệm chính yếu được cử hành và tôn kính nơi việc tôn sùng này là mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm chúng ta thấy Chúa Giêsu chỉ ở nơi Mẹ Maria, khi Người nhập thể trong ḷng Mẹ, chúng ta có thể thích đáng nói rằng “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria”, nô lệ của Chúa Giêsu đang ngự trong Mẹ Maria, theo một kinh nguyện tuyệt vời được rất nhiều linh hồn đọc: “Ôi Chúa Giêsu sống trong Mẹ Maria”.
247. c) Những lời diễn tả này cho thấy rơ ràng hơn mối hiệp nhất sâu xa giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Các Ngài hiệp nhất chặt chẽ tới độ vị này là tất cả của vị kia. Chúa Giêsu là tất cả nơi Mẹ Maria và Mẹ Maria là tất cả nơi Chúa Giêsu. Hay đúng hơn, Mẹ không c̣n sống nữa mà là một ḿnh Chúa Giêsu sống trong Mẹ. Ánh sáng tách khỏi mặt trời c̣n dễ hơn là Mẹ Maria tách khỏi Chúa Giêsu. Các Ngài hiệp nhất với nhau tới độ Chúa Giêsu có thể được gọi là “Chúa Giêsu của Mẹ Maria”, và Mẹ của Người là “Mẹ Maria của Chúa Giêsu”.
248. Thời gian không cho phép tôi kéo dài ở đây và dẫn giải dài gịng về những ǵ là tuyệt hảo và diệu kỳ nơi mầu nhiệm Chúa Giêsu sống động và ngự trị trong Mẹ Maria, hay mầu nhiệm Nhập Thể của Lời. Tôi sẽ giới hạn ḿnh trong những nhận định vắn tắt sau đây. Nhập Thể là mầu nhiệm đầu tiên của Chúa Giêsu Kitô; đây là một mầu nhiệm kín nhiệm nhất; và là mầu nhiệm cao cả mà ít được biết đến nhất.
Chính ở nơi mầu nhiệm này mà Chúa Giêsu, trong ḷng của Mẹ Maria và bằng việc hợp tác của Mẹ, đă chọn tất cả thành phần ưu tuyển. Đó là lư do các thánh nhân đă gọi ḷng Mẹ là ngai pḥng của các mầu nhiệm Thiên Chúa.
Chính ở nơi mầu nhiệm này mà Chúa Giêsu ngưỡng vọng tới tất cả các mầu nhiệm sau đó của đời sống Người bằng việc sẵn ḷng chấp nhận chúng (Heb. 10:5-9). Bởi thế, mầu nhiệm này gồm tóm tất cả mọi mầu nhiệm của Người v́ nó chất chứa ư hướng và ân sủng của tất cả các mầu nhiệm ấy.
Sau hết, mầu nhiệm này là ngai ṭa của t́nh thương, của ḷng rộng lượng và của vinh quang Thiên Chúa. Nó là ngai ṭa của t́nh thương Ngài đối với chúng ta, v́ chúng ta có thể tiến đến và nói với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Chúng ta cần đến việc chuyển cầu của Mẹ để thấy hay nói với Người. Ở đây, luôn đáp ứng lời nguyện của Mẹ ḿnh, Chúa Giêsu không thôi ban ân sủng và t́nh thương cho tất cả các tội nhân đáng thương. “Chúng ta hăy bạo dạn đến trước ngai ân sủng” (Heb. 4:16).
Nó là ngai ṭa của ḷng rộng lượng đối với Mẹ Maria, bởi v́, trong lúc tân Adong ở trong thiên đường trần thế thực sự này th́ Thiên Chúa thực hiện ở đó rất nhiều sự diệu kỳ kín đáo vượt lên trên kiến thức của con người và thần thiêng. Đó là lư do các thánh đă gọi Mẹ Maria là “vẻ huy hoàng của Thiên Chúa”, như thể Thiên Chúa chỉ tỏ sự uy nghi huy hoàng của Ngài nơi Mẹ Maria mà thôi (Is. 33:21).
Nó là ngai ṭa vinh quang của Cha Người, v́ chính ở nơi Mẹ Maria Chúa Giêsu mới hoàn toàn ḥa giải với Cha của Người thay cho nhân loại. Chính ở nơi đây Người đă hoàn toàn phục hồi vinh quang Cha của Người đă bị tội lỗi làm lu mờ đi. Cũng chính ở nơi đây Chúa Giêsu, bằng việc hy hiến bản thân ḿnh cùng với ư muốn của ḿnh, đă dâng lên Thiên Chúa vinh quang c̣n hơn là vinh quang mà Người hiến dâng với tất cả mọi hy tế theo Luật Cũ. Sau hết, nơi Mẹ Maria Người đă dâng lên Cha của Người vinh quang vô cùng đến đỗi Cha của Người chưa bao giờ nhận được từ con người.
5. Đọc Kinh Kính Mừng và Kinh Mân Côi
249. Những ai chấp nhận việc tôn sùng này cần phải đặc biệt yêu thích Kinh Kính Mừng, hay Lời Thiên Thần Chào, như kinh này c̣n được gọi.
Tuy nhiên, có một ít Kitô hữu, được ơn soi sáng, đă hiểu được giá trị, công nghiệp, tính chất tuyệt hảo và cần thiết của Kinh Kính Mừng. Chính Đức Mẹ một số lần đă hiện ra với những người thật thánh thiện và khôn ngoan, như Thánh Đaminh, Thánh Gioan Capistrano và Á Thánh Alan de Rupe, để làm cho các vị thấu hiểu được cái phong phú của kinh nguyện này.
Họ đă viết những cuốn sách về những sự lạ lùng kỳ diệu kinh này thực hiện cùng những tác dụng của kinh ấy trong việc hoán cải tội nhân. Các vị nhiệt thành loan truyền và công khai rao giảng rằng như việc cứu độ của thế gian được bắt đầu bằng Kinh Kính Mừng thế nào th́ việc cứu độ của mỗi cá nhân cũng gắn liền với kinh này như thế. Theo các vị, kinh nguyện này mang đến cho một thế giới khô khan và cằn cỗi Trái Sự Sống, và nếu nói kỹ hơn, kinh nguyện này sẽ làm cho Lời Chúa đâm rễ trong linh hồn và sinh ra Chúa Giêsu là Trái Sự Sống. Các vị cũng nói với chúng ta rằng Kinh Kính Mừng là một thứ sương trời làm tươi mát trái đất linh hồn chúng ta và làm cho nó sinh hoa kết trái đúng mùa. Linh hồn nào không được tưới bằng thứ sương trời này sẽ không sinh hoa kết trái mà chỉ có những thứ gai góc, chỉ đáng Thiên Chúa luận phạt (Heb. 6:8).
250. Đây là những ǵ Đức Mẹ đă tỏ cho Chân Phước Alan de Rupe biết như ngài đă ghi trong cuốn sách của ngài, cuốn Giá Trị Kinh Mân Côi, và là những ǵ cũng đă được lập lại bởi Cartagena rằng: “Hỡi con, hăy nhận biết và làm cho tất cả mọi người nhận biết rằng thái độ ương ương dở dở hay coi thường bỏ bê việc đọc Kinh Kính Mừng, hay ghê tởm chán ghét kinh nguyện này, là một dấu hiệu cho thấy có thể và hầu như bị đời đời trầm luân, v́ nhờ kinh nguyện này mà cả thế giới đă được phục hồi”.
Đó là những lời lẽ khủng khiếp nhưng đồng thời chúng cũng là những ǵ an ủi. Chúng ta cảm thấy chúng là những ǵ khó tin, nếu chúng ta không được bảo đảm về sự thật của chúng bởi Chân Phước Alan và bởi Thánh Đaminh trước ngài, cũng như bởi rất nhiều vĩ nhân từ thời của ngài. Kinh nghiệm của nhiều thế kỷ c̣n đó đă chứng minh về nó, v́ ư nghĩ chung bao giờ cũng cho rằng những ai có dấu hiệu bị hư mất, như tất cả mọi kẻ rối đạo chính cống, thành phần hành ác, thành phần kiêu hănh và thành phần thế tục, đều ghét bỏ và bác bỏ Kinh Kính Mừng và Kinh Mân Côi. Đúng, những kẻ lạc đạo biết đọc Kinh Lạy Cha nhưng họ sẽ không chấp nhận Kinh Kính Mừng và Kinh Mân Côi, và họ thà mang một con rắn đi đây đó hơn là một chuỗi hạt mân côi. Và thậm chí có những người Công giáo, khi chia sẻ những khuynh hướng kiêu ngạo của Luxiphe cha của họ, tỏ ra khinh thường Kinh Kính Mừng hay tỏ ra lạnh nhạt đối với kinh này. Họ nói rằng Kinh Mân Côi là việc tôn sùng chỉ xứng với thành phần chẳng biết ǵ hay mù chữ.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm, chúng ta biết rằng những ai cho thấy các dấu hiệu tích cực thuộc về thành phần được tuyển chọn th́ cảm mến và yêu thích Kinh Kính Mừng và bao giờ cũng hân hoan đọc kinh ấy. Họ càng gần Chúa họ càng yêu thích kinh này, như Đức Mẹ đă tiếp tục cho to Chân Phước Alan biết.
251. Tôi không biết điều ấy như thế nào, nhưng nó hoàn toàn đúng; và tôi không biết có cách nào chắc chắn hơn tromg việc khám phá ra ai là người thuộc về Thiên Chúa hơn là căn cứ vào sự kiện nếu họ tỏ ra yêu thích Kinh Kính Mừng và Kinh Mân Côi. Tôi nói là “nếu họ tỏ ra yêu thích”, v́ có thể xẩy ra trường hợp là một người không thể đọc Kinh Mân Côi v́ một lư do nào đó, nhưng điều ấy không ngăn trở họ yêu thích kinh này và phấn khích kẻ khác đọc kinh ấy.
252. Hỡi những linh hồn tuyển chọn, những nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria, hăy biết rằng sau Kinh Lạy Cha th́ Kinh Kính Mừng là kinh tuyệt vời nhất trong tất cả các kinh. Kinh này là lời khen tặng tuyệt hảo mà Vị Thiên Chúa tối cao ngỏ cùng Mẹ Maria qua vị tổng thần của Ngài để chiếm đoạt trái tim của Mẹ. Tác dụng của lời chào này nơi Mẹ rất ư là mănh liệt, v́ những niềm vui thầm kín của lời chào ấy, đến nỗi mặc dù hết sức khiêm nhượng, Mẹ cũng đă tỏ ra đồng ư với việc nhập thể của Lời. Nếu bạn đọc Kinh Kính Mừng cách xứng hợp th́ lời khen tặng này chắc chắn sẽ chiếm lấy cho bạn ư muốn tốt lành của Mẹ Maria.
253. Khi Kinh Kính Mừng được sốt sắng đọc lên, tức là một cách chăm chú, sốt mến và khiêm nhượng, th́ theo các thánh, kinh này là kẻ thù của Satan, khiến chúng phải tẩu thoát; kinh này là búa đập đầu hắn, là nguồn thánh đức cho các linh hồn, là niềm vui của các thần thánh và là cung điệu êm ái cho người sùng mộ. Kinh này là Ca Vịnh của Tân Ước, một niềm vui cho Mẹ Maria và là vinh hiển cho Ba Ngôi chí Thánh. Kinh Kính Mừng là sương rơi xuống từ trời để làm cho linh hồn sinh hoa kết trái. Kinh này là nụ hôn yêu thương chúng ta giành cho Mẹ Maria. Nó là một bông hồng thắm đỏ, một hạt ngọc quí báu chúng ta hiến dâng cho Mẹ. Kinh này là một chén cao lương mỹ vị, một thứ rượu ngon thần linh chúng ta dâng lên Mẹ. Đó là những so sánh các thánh đă nêu lên.
254. Bởi vậy tôi thiết tha xin bạn, bằng t́nh yêu thương tôi giành cho bạn trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đừng măn nguyện với việc đọc kinh Tiểu Triều Thiên Đức Trinh Nữ, mà đọc cả Kinh Mân Côi nữa, và nếu có giờ, đọc tất cả 15 chục kinh, hằng ngày. Đề rồi khi giờ chết đến, bạn sẽ chúc phúc cho ngày giờ bạn đă thiết tha với những ǵ tôi đă nói cùng bạn, v́ khi gieo rắc các phúc lành của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, bạn sẽ gặt hái được những phúc ân trên trời (2 Cor. 9:6).
6. Đọc Ca Vịnh Ngợi Khen
255. Để tạ ơn Chúa về các ân huệ Ngài đă ban cho Đức Mẹ, những người tận hiến của Mẹ sẽ thường xuyên đọc Ca Vịnh Ngợi Khen, theo gương của Chân Phước Marie d’Oignies và một vài thánh khác. Ca Vịnh Ngợi Khen là kinh nguyện duy nhất chúng ta có được do Đức Mẹ sáng tác, hay đúng hơn, được Chúa Giêsu sáng tác trong Mẹ, v́ chính Người nói qua môi miệng của Mẹ. Ca Vịnh này là lời chúc tụng cao cả nhất dâng lên Thiên Chúa trong lănh vực ân sủng. Ca Vịnh này một mặt là một bản thánh ca khiêm hạ nhất của ḷng biết ơn, và mặt khác là một bài thánh ca uy nghi và cao cả nhất. Trong Ca Vịnh này chất chứa những mầu nhiệm quá lớn lao và kín ẩn mà thậm chí các thần trời cũng không hiểu thấu.
Gerson là một học giả đạo hạnh và khôn ngoan, đă tiêu hao một phần lớn cuộc đời của ḿnh để viết những áng văn đầy uyên bác và yêu thương về các chủ đề hết sức xâu sa này. Cho dù như thế, ông vẫn cảm thấy lo âu vào lúc cuối đời khi thực hiện việc viết một bài dẫn giải về Ca Vịnh Ngợi Khen là tột đỉnh của tất cả mọi tác phẩm của ông. Nơi một tập sách lớn về đề tài này, ông đă nói nhiều điều kỳ diệu về bài ca vịnh tuyệt vời và thần linh ấy. Trong số những ǵ ông viết, ông nói với chúng ta rằng chính Mẹ Maria thường đọc ca vịnh ấy, nhất là vào lúc tạ ơn sau khi Rước Lễ.
Nhà thức giả Benzonius, trong bài dẫn giải của ḿnh về Ca Vịnh Ngợi Khen này, đă kể ra một số phép lạ xẩy ra nhờ kinh nguyện ấy. Ông cho biết rằng ma quỉ chạy trốn khi chúng nghe thấy những lời: “Chúa đă ra tay uy quyền đánh tan người kiêu ngạo với những ư nghĩ kiêu căng của chúng” (Lk. 1:51).
(Xem phần dẫn giải Ca Vịnh Ngợi Khen của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen)
7. Khinh chê thế gian
256. Thành phần tôi tớ trung thành của Mẹ Maria khinh thường thế giới hư hoại này. Họ phải ghét bỏ và xa tránh các thứ quyến rũ của nó và theo những thực hành khinh chê thế gian được chúng tôi cống hiến ở đầu cuốn tiểu luận này. (Ở đây dường như vị thánh tác giả muốn nói tới các đoạn từ 78 tới 82)
NỘI DUNG
Phần Một: Tổng Quan về Việc Thành
Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
I. Vai Tṛ của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
IV. Vai tṛ của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
Chương Hai: Tôn Sùng Mẹ Maria - Nội Dung
I- Những Nguyên Tắc Căn Bản cho Ḷng Tôn Sùng Mẹ Maria
Nguyên tắc thứ nhất: Chúa Kitô cần phải là đích điểm tối hậu của tất cả mọi việc tôn sùng
Nguyên Tắc Thứ Hai: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thành phần nô lệ của các Ngài
Nguyên Tắc Thứ Ba: Chúng ta cần phải thoát ly những ǵ là xấu xa nơi chúng ta
Nguyên Tắc Thứ Bốn: Càng sống khiêm nhượng hơn khi có một vị môi giới với Chúa Kitô
Nguyên Tắc Thứ Năm: Khó giữ được các ơn Thiên Chúa ban
II. Những Dấu Hiệu Tôn Sùng Mẹ Maria một cách sai lầm và chân thực
1. Việc tôn sùng Đức Mẹ cách giả tạo
2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
3. Những việc thực hành chính yếu tôn sùng Mẹ Maria
Phần Hai: Việc Trọn Hảo Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Ba: Việc Tận Hiến Các Hoàn Hảo cho Chúa Giêsu Kitô
1. Một việc tận hiến hoàn toàn cho Mẹ Maria
2. Một việc hoàn hảo lập lại những lời hứa rửa tội
Chương Thứ Bốn: Những động lực khuyến khích chúng ta thực hiện việc tôn sùng này
1. Nhờ việc tôn sùng này chúng ta hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa
2. Việc tôn sùng này giúp chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô
3. Việc tôn sùng này chiếm được nhiều phúc lành từ Đức Mẹ
Chương Thứ Năm: H́nh Ảnh Thánh Kinh về Việc Tôn Sùng này: Bà Rebecca và Giacóp
Nội Dung Câu Truyện về Giacóp; Giải Thích Câu Truyện về Giacóp
Những Việc Đức Mẹ Làm cho Thành Phần Tôi Trung của Mẹ
Chương Thứ Sáu: Những Tác Dụng Tuyệt Vời của Việc Tôn Sùng này
Chương Thứ Bảy: Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này
1- Những Việc Thực Hành Bề Ngoài
2- Những Việc Thực Hành Bề Trong
Phụ trương - Việc Tôn Sùng Này Khi Hiệp Lễ
Phụ Bản:
Nhận Định
Đức Thánh Cha Piô XII (dịp Phong Thánh 1947)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
1. Về Tác Giả (Văn Thư 50 Năm Hiển Thánh - 1997)
2. Về Tác Phẩm (Văn Thư Tác Phẩm 160 Năm - 2003)
3. Về Khẩu Hiệu của ngài - “Totus Tuus”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Ca Vịnh Ngợi Khen