Một Thoáng Suy Tư Mùa Giáng Sinh # 1

 

 

Nhập Thể: Thiên Chúa có thật là Emmanuel?

 

 

Emmanuel: Thực Tại Lịch Sử

 

Có thể nói, ở một nghĩa nào đó, Giáng Sinh là Ngày Tết quốc tế. V́ vào ngày lễ của riêng Kitô giáo này, đặc biệt là ở các nơi có Kitô hữu, tất cả đều cảm thấy bầu khí từng bừng với ít là 3 tiêu biểu chính yếu của và cho Mùa Giáng Sinh, là cây Noel, ánh sáng và quà tặng: 1- Cây Noel xanh tươi tràn đầy sự sống trong mùa đông lạnh giá tiêu biểu cho chết chóc; 2- ánh sáng chiếu soi và đánh tan bóng tối cũng tiêu biểu cho chết chóc; 3- quà tặng là biểu hiệu cho t́nh yêu tràn đầy sự sống mạnh hơn sự chết.

 

Ư nghĩa của 3 tiêu biểu của Mùa Giáng Sinh này quả thực phản ảnh thực tại về Vị "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn 1:5), một "ánh sáng sự sống" (Jn 8:12), Đấng biết rằng loài người vô cùng thấp hèn chúng ta không thể tự ḿnh lên trời để có thể gặp được Ngài là Thần Linh vô h́nh và tối cao mà Ngài đă hạ giáng xuống với họ, trở thành một món quà tặng vô cùng quí giá cho con người (x Jn 3:16). Bởi thế, họ không cần và không thể vươn ḿnh lên, nâng ḿnh lên (như nữ nguyên tổ Evà xưa) mà có thể gặp được Ngài, ngoài việc hạ ḿnh xuống (như Mẹ Maria là người tôi tớ xin vâng) để đón nhận Ngài, trước hết ở phụng vụ của Giáo Hội và sau nữa ở đời sống tu đức trong cuộc sống bác ái yêu thương.  

 

Trong cả phụng niên của ḿnh, Giáo Hội tưởng niệm và cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô: Mầu Nhiệp Nhập Thể và Giáng Thế nơi Mùa Vọng và Giáng Sinh, Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh nơi Mùa Chay và Phục Sinh, Mầu Nhiệm Mạc Khải và Cánh Chung nơi Mùa Thường Niên. Mỗi Năm Phụng Vụ, cùng với Giáo Hội, Kitô hữu Công giáo chúng ta được đi sâu vào Mầu Nhiệm Chúa Kitô hơn, nếu chúng ta cố gắng tích cực đáp ứng Lời Chúa của mùa phụng vụ và nhiệt t́nh tham dự vào các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội. Bằng không, mỗi một Mùa Phụng Vụ qua đi, chúng ta vẫn cứ thế, vẫn chẳng cảm thấy gần Chúa hơn, vẫn chẳng sống thánh chứng nhân hơn đúng với ơn gọi Kitô hữu của ḿnh!

 

Qua Hiến Chế về Phụng Vụ Sacrosanctum Concilium, ở Chương 5 về Năm Phụng Vụ, số 102, Công Đồng Chung Vaticanô II đă xác nhận khẳng định trên đây nguyên văn như sau:

 

Giáo Hội c̣n phô diễn trọn mầu nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, cùng với sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa lại đến. Trong khi cử hành những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc như thế, Giáo Hội rộng mở cho các tín hữu sản nghiệp nhân đức và công nghiệp của Chúa, khiến cho những mầu nhiệm này có thể nói là hiện diện qua mọi thời đại, ngơ hầu các tín hữu tiếp xúc với các mầu nhiệm đó sẽ được đầy tràn ơn cứu chuộc”.

 

Trong buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, ngày 21/12/2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhận định về hai đại lễ Giáng Sinh và Phục Sinh như sau:

 

"Cả Giáng Sinh và Phục Sinh đều là những lễ về việc cứu chuộc. Phục Sinh cử hành việc cứu chuộc như là cuộc chiến thắng trên tội lỗi và sự chết. Phục sinh đánh dấu thời điểm tột đỉnh vinh quang của Vị Thiên Chúa Làm Người chiếu rạng như ánh sáng ban ngày. Giáng Sinh cử hành việc cứu chuộc khi Thiên Chúa tiến vào lịch sử, lúc Người hóa thân làm người để mang con người về với Thiên Chúa. Có thể nói nó cho thấy khởi điểm của lúc ánh sáng đầu tiên của hừng đông bắt đầu xuất hiện. Ngay cả những mùa trong năm diễn ra hai lễ này, ít là ở một số miền trên thế giới, có thể giúp chúng ta hiểu được khía cạnh này. Phục Sinh trùng hợp với đầu mùa xuân khi mặt trời thắng vượt cái lạnh giá và sương mù và canh tân bộ mặt trái đất. Giáng Sinh xẩy ra vào đầu mùa đông, khi mà ánh sáng và nhiệt năng của mặt trời không thể thức tỉnh thiên nhiên tạo vật bị bao phủ bởi một tấm khăn liệm lạnh giá, thế mà tiềm tàng vẫn có sự sống đang rung động”.

 

Đối với riêng bản thân ḿnh, tôi cảm thấy thấm thía Mầu Nhiệm Nhập Thể nhất. Bởi thế, mỗi năm, sống Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, tôi càng cảm thấymột cảm nghiệm thần linh về thực tại Emmanuel, một cảm nghiệm có thể nói tuổi đời càng về chiều càng thấy nó dường như càng "hiển linh" hơn nơi tôi. V́ tôi thực sự thấy rằng Thiên Chúa là Đấng "vô h́nh" (Col 1:15), "là thần linh" (Jn 4:24), "đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn 1:14), nhờ đó, như Thánh Gioan Tông Đồ đă diễn tả: "Chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn 1:14), đến độ, cũng vị tông đồ này cảm nhận và tuyên bố rằng ngài "đă nghe... đă tận mắt thấy... đă nh́n được, và đă chạm tới... sự sống đời đời, một sự sống đă ở cùng Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" (1Jn 1:1-2).

 

Giờ đây tuy tôi không được diễm phúc như Thánh Tông Đồ Gioan tận mắt thấy, chính tai nghe, chính tay sờ đến Sự Sống Đời Đời này, mà chỉ được đọc thấy trong Phúc Âm, được nghe thấy t giáo lư và được nh́n thấy nơi máng cỏ bức tượng về một hài nhi nói riêng Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người, thế thôi, tôi vẫn hoàn toàn tuyệt đối tin rằng quả thực Thiên Chúa đă xuống thế làm người.

 

Emmanuel: Cảm Nghiệm Thần Linh

 

Tuy nhiên, vấn đề then chốt được đặt ra ở đây là tôi có thực sự cảm nghiệm được Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng sinh, trong đó có tôi hay chăng?

 

Đó là lư do trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, vấn đề tối quan trọng và thiết yếu ở đây không phải là việc dọn mừng hay đón mừng Chúa Giáng Sinh, v́ Người đă giáng sinh trong lịch sử loài người cách đây hơn 2000 năm rồi, mà là việc chúng ta làm sao để có thể sâu xa cảm nghiệm được rằng Người thật sự đang ở giữa chúng sinh nói chung, nơi thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (x Mt 25:40,45), và nơi Giáo Hội nói riêng "cho đến tận thế" (Mt 28:20), cũng như Người đang ở với từng người chúng ta bằng Thánh Sủng nhờ Phép Rửa nhất là bằng Thánh Thể của Người mỗi khi chúng ta dâng lễ và hiệp lễ.

Trong buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, ngày 21/12/2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đă nhận định về tính chất hiện đại của Đấng vĩnh hằng nơi mầu nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh như sau:

"Thật vậy, Giáng Sinh không phải chỉ là việc kỷ niệm cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, nó là việc cử hành một Mầu Nhiệm đă đánh dấu và tiếp tục đánh dấu lịch sử của con người, đó là Thiên Chúa đă đến ở giữa chúng ta, Ngài đă trở nên một người trong chúng ta… Trong Thánh Lễ Giáng Sinh Đêm chúng ta sẽ xướng lên những lời Đáp ca sau đây: ‘Hôm nay, Đấng cứu thế đă giáng sinh cho chúng ta’. … Bằng việc xác định rằng Chúa Giêsu được sinh ra ‘hôm nay’, phụng vụ muốn nhấn mạnh rằng việc giáng sinh của Người chạm đến và thấm nhập toàn thể lịch sử…."

 

Thế nhưng, trong đời sống tu đức, Kitô hữu loài người chúng ta không thể nào nhận ra Vị Thiên Chúa Nhập Thể nơi một Hài Nhi Giêsu quá ư là bần cùng trong hang lừa máng cỏ, nếu chúng ta c̣n đầy ḷng tham lam của cải và chức quyền (x Lk 1:52-53). Chúng ta cũng không thể nào nhận ra Vị Thiên Chúa hóa thân làm người nơi một Con Người "đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự giá" (Phil 2:8), nếu chúng ta c̣n đầy những đầu óc kiêu căng tự ái (x Lk 1:51). Và chúng ta cũng không thể nhận ra Người nơi thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (x Mt 25:40,45), nếu chúng ta sống vị kỷ, không biết dấn thân phục vụ và quảng đại thứ tha.

 

Trái lại, Kitô hữu chúng ta cần phải làm sao có được một cảm nghiệm Emmanuel ở chỗ chính bản thân của chúng ta là Kitô hữu môn đệ của Người trở thành nơi cho Người ngự, như nơi Mẹ Maria, đến độ chúng ta trung thực và sống động phản ảnh Người, trthành những chứng nhân trung thực của Người và cho Người, như Người đă hiệp nhất nên một với Cha của Người, làm cho Cha Người hiện hữu trước mắt nhân loại: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Jn 14:9), và nhờ đó Cha của Người là Emmanuel, Thiên Chúa ở với nhân loại qua sự hiện diện của Người.

 

C̣n ai có cảm nghiệm thần linh Emmanuel bằng Mẹ Maria và v́ thế cũng không ai có thể giúp chúng ta gặp được Vị Thiên Chúa làm người Emmanuel này bằng Mẹ Maria, Đấng đă được Thiên Chúa ở cùng, và nhờ đó Mẹ đă thực sự trở thành Điểm Hẹn Thần Linh, nơi Thiên Chúa đến để gặp gỡ loài người qua Con của Ngài, và cũng là nơi Ngài muốn loài người đến gặp gỡ Ngài nơi Con của Ngài ở chính tại đó, như Phúc Âm cho thấy nơi trường hợp các mục đồng nghèo hèn và ba nhà đạo sĩ Đông phương khôn sang (x Lk 2:16; Mt 2:11), nhưng cả hai thành phần này, giống như Mẹ, đều thật sự đă có một tâm hồn và đời sống “hạ ḿnh xuống ("này tôi là tôi tớ Chúa") trở nên như một con trẻ ("tôi xin vâng như lời ngài truyền")” (Mt 18:4). 

Emmanuel: Quà Tặng Tin Yêu

Để dọn mừng Lễ Chúa Giáng Sinh hằng năm, tôi cũng  đă tạo được truyền thống tặng quà Giáng Sinh trong giới trẻ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima TGP/LA từ năm 2001, bằng cách mua quà đến tặng (cùng giúp vui) cho những người anh chị em bất hạnh ở (một trụ sở hay cơ quan bác ái từ thiện nào đó) địa phương của ḿnh vào Thứ Bảy Đầu Tháng 12 mở màn cho Mùa Vọng.   

Năm nay, tôi nẩy ra một ư tưởng là thực hiện một quà tặng đặc biệt cho từng người trong nhà, thay v́ mua quà tặng nhau như thông lệ và thường t́nh. V́ gia đ́nh chúng tôi, theo truyền thống từ năm 2010, sẽ giành số tiền mua quà cho nhau để gom vào tặng hết cho anh chị em homeless xấu số bất hạnh hơn ḿnh ở Downtown Los Angeles.

Tuy nhiên, riêng tôi, tôi vẫn tặng cho vơ con tôi, từng người, thực tế hơn cả việc cầu nguyện cho nhau là việc tôi không bao giờ quên, một món quà không đâu bán, một món quà vô giá, độc nhất vô nhị, đó là việc tôi làm một điều ǵ tôi vốn không thích làm, hay ngại làm, cho vợ tôi và con tôi. Chẳng hạn, âm thầm hút bụi pḥng cho từng đứa con, dù chúng vẫn tự làm lấy, và thu dọn lau chùi pḥng vệ sinh thay cho vợ tôi, việc vợ tôi hằng làm nhưng chưa có giờ để làm. Tôi cho rằng món quà này quí giá hơn món quà vật chất, v́ dầu sao, không nhiều th́ ít,  tôi cũng phải hạ ḿnh xuống và bỏ ḿnh đi mới có thể làm những việc ấy, tức là tôi trao tặng chính bản thân tôi cho vợ tôi và cho các con tôi.

Đó là lư do, năm nay, cũng theo chiều hướng ấy, gia đ́nh chúng tôi quyết định thay v́ cho anh chị em homeless của ḿnh ở Downtown Los Angeles tiền có vẻ dễ dàng về phía ḿnh là người tặng mà là tặng vật, nhưng cũng không phải là tặng vật mua sẵn mà là cần phải cộng thêm cả công khó nấu nướng của ḿnh nữa.

Chúng tôi cũng có thể gửi một món tiền tương đương cho một hội từ thiện nào đó một cách quá dễ dàng, nhưng chúng tôi muốn món quà tặng của chúng tôi c̣n bao gồm cả công sức cùng thời giờ của chúng tôi nữa, nhất là được tận tay phục vụ chính Chúa Kitô là Đấng chẳng những đang hiện diện mà c̣n đồng hóa với từng người anh chị em hèn mọn nhất của ḿnh đang bơ vơ vất vưởng trên hè phố hay lủi thủi chui rúc trong các góc công viên nào đó giữa chợ đời. Thiên Chúa là Emmanuel của chúng ta không phải chỉ ở trong hang lừa máng cỏ, hay trong ṿng tay của Mẹ Maria, hoặc trong Nhà Tạm, mà c̣n luôn hiện đại một cách sống động ở nơi những người anh chị em hèn mọn nhất của Người nữa.

Nếu Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng "chúng ta", ở cùng nhân loại nói chung, chứ không phải chỉ ở riêng với Kitô hữu "cho đến tận thế" (Mt 28:20), th́ Người cũng muốn ở với những ai chưa nhận biết Người nữa, cho đến khi Người lại đến trong vinh quang, qua chứng từ "đức tin hoạt động qua đức ái" (Gal 5:6) của chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu. Bởi thế, việc tặng quà (chứ không phải phát quà) Giáng Sinh là một cử chỉ không phải chỉ tặng một món quà vật chất bề ngoài, mà là tặng cho những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, phần đông có thể chưa nhận biết Người, chính Chúa Kitô, v́, qua cử chỉ bác ái của chúng ta, họ có thể nhờ đó nhận biết Thiên Chúa quả thực là Emmanuel nơi Chúa Kitô vậy!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Tông Đồ Chúa T́nh Thương

 

 

Môt Thoáng Suy Tư Mùa Vọng

3- Nhập Thể: Thiên Chúa t́m kiếm con người

2- Maria Dấu Báo Giêsu

1- Chân tướng của tên phản-kitô – the anti-christ

 

Một Thoáng Suy Tư Tháng Các Linh Hồn 11/2011:

7- Đúc kết Một Thoáng Suy Tư 6 bài về Phần Rỗi Linh Hồn

6- Làm sao có thể hiệu nghiệm cứu được các linh hồn?

5- Các Linh Hồn hư đi nhiều hay ít?

4- Tại sao Chúa Giêsu khóc khi Người biết Người sắp làm cho Lazarô sống lại?

3- "Cái chết lần hai - the second death"

2- Nếu Kitô hữu chúng ta không quan tâm đến phần rỗi của anh chị em ḿnh th́ đừng ḥng được cứu rỗi - hăy coi chừng phần rỗi của chính bản thân ḿnh?

1-Nếu chúng ta tin có đời sau th́ chúng ta đang t́m kiếm những ǵ ở đời này?

 

Phát thanh Tin Mừng Sự Sống về các bài Một Thoáng Suy Tư Tháng Các Linh Hồn 11/2011:

Phần Rỗi Linh Hồn - 3

Phần Rỗi Linh Hồn 2

Phần Rỗi Linh Hồn 1

 

Một số vấn nạn cần được giải đáp

Những Vấn Nạn như bẫy sập về Đức Mẹ

Những Vấn Đáp lư thú và cần thiết về Bí Tích

 

Một số vấn đề cần được sáng tỏ:

Lưu ư quan trọng về Kinh Mân Côi với Phụng Vụ của Giáo Hội

Lưu ư quan trọng về lời nguyện tắt: "Giêsu Maria... xin cứu các linh hồn"

Chính tay Thiên Chúa đă phê chuẩn email của một tiếng loa cảnh báo...?

Đức Cha Khảm với Cánh chung luận liên quan tới cộng sản và Kitô giáo